Có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
Có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên
nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được đề tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để
thể hiện cảm xúc đó.
- Liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm
xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn
của các hiện tượng thiên nhiên,...
c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.
VIẾT BÀI
- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm; xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng; lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.
- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng; có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng,
- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc; sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...
- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,... để tạo dư âm trong người đọc.
CHỈNH SỬA
Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ. Hãy kiểm tra xem bài thơ em
vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa.