Hướng dẫn quy trình tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài- Đọc kĩ văn bản gốc - Xác định nội dung chính cần tóm tắt Quảng cáo
1. Hướng dẫn quy trình viết a. Trước khi tóm tắt - Đọc kĩ văn bản gốc - Xác định nội dung chính cần tóm tắt + Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản + Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn + Tìm các từ ngữ quan trọng + Xác định ý chính của văn bản + Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi + Xác định các phần trong văn bản - Tìm ý chính của từng phần - Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt + Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc + Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc b. Viết văn bản tóm tắt - Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí - Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt - Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt c. Chỉnh sửa Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em 2. Ví dụ minh họa Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Quảng cáo
|