Grammar Unit 6 SGK Tiếng Anh 8 mới

Câu cảm thán là câu diễn tả một cảm giác (feeling) hay một xúc động (emotion). Hình thức cảm thán thường được cấu tạo với “what, how”.

Quảng cáo

A. Cách sử dụng câu cảm 

Câu cảm thán là câu diễn tả một cảm giác (feeling) hay một xúc động (emotion). Hình thức cảm thán thường được cấu tạo với “what, how”.

Những dạng cấu trúc cảm thán với từ what trong câu bao gồm:

1) What + a/ an + adj + danh từ số ít đếm được!

Ex: What a lazy student!

(Cậu học trò lười quá!)

What an interesting book!

(Một quyển sách thú vị!)

2) What + adj + danh từ đếm được số nhiều!

Ex: What lovely ducks!

(Những chú vịt đáng yêu làm sao!)

What beautiful flowers are!

(Bông hoa đẹp quá!)

3) What + adj + danh từ không đếm được!

Ex: What beautiful weather!

(Thời tiết đẹp quá!)

What blue sky!

(Bầu trời thật là trong xanh!)

4) What + a/ an + adj + danh từ số ít đếm dược + S + V!

Ex: What a lovely house they have!

(Bạn có căn nhà xinh quá!)

5) What + adj + danh từ số nhiều đếm được và không đếm được + S + V!

Ex: What delicious food they served!

(Họ phục vụ thức ăn ngon quá!)

B. Review: The past simple (Ôn tập: Thì quá khứ đơn)

I. Cấu trúc

a) Dạng quá khứ đơn của động từ “to be” được chia như sau: “to be” có nghĩa là: thì, là, ở

Loại câu

Động từ “tobe”

Câu khẳng định

S số ít (I, She, He, It,…) + was

S số nhiều (We, They,…) + were

Ví dụ:

- I was late for school yesterday.

(Tôi đi học muộn ngày hôm qua.)

- The students were at home last Friday.

(Học sinh đã ở nhà vào thứ Sáu tuần trước.)

Câu phủ định

S số ít (I, She, He, It,…) + was not

S số nhiều (We, They,…) + were not

Chú ý: was not = wasn’t

            were not = weren’t

Ví dụ:

- He wasn’t satisfied with his score.

(Anh ấy đã không hài lòng với điểm số của anh ấy.)

- They weren’t in Japan last holiday.

(Họ đã không ở Nhật vào kì nghỉ trước.)

Câu nghi vấn

Was+ S số ít (I, She, He, It,…)

– Yes, S + was/ No, S + wasn’t 

Were+ S số nhiều (We, They,…)

– Yes, S +were/ No, S + weren’t

Ví dụ:

- Was it beautiful?

(Nó đẹp chứ?)

- Were they happy to help you?

(Họ có vui vẻ giúp đỡ bạn không?)


b. Dạng quá khứ đơn của động từ thường được chia như sau:

 Thì

Chủ ngữ

Động từ (V)

Ví dụ

Khẳng

định

He/She/It/ danh từ số ít

V + ed/(P2)

She watched TV last night.

He went to the zoo yesterday.

I/You/We/They/ danh từ số nhiều

V + ed/(P2)

I watched IV last night.

They went to the zoo yesterday.

Phủ

định

He/She/It/ danh từ số ít

did not (didn’t)

+ V (nguyên thể)

She didn’t watch TV last night.

He didn’t go to the zoo

yesterday.

I/You/We/The v/ danh từ sô" nhiều

did not (didn’t)

+ V (nguyên thể)

I didn’t watch TV last night.

They didn’t go to the zoo yesterday.

Nghi

vấn

Did + he/she/it/ danh từ số ít...

V(nguyên thể)...?

Did she watch TV last night?

Did he go to the zoo yesterday?

Did +

I/you/we/they/ danh từ số nhiều...

V (nguyên thể)...?

Did I watch TV last night? Did they go to the zoo yesterday?

 
Lưu ý:

- Past 2 (P2): Động từ quá khứ đơn nằm ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc.

- Ở thể phủ định và nghi vấn, chúng ta mượn trợ động từ did chia cho tất cả các chủ ngữ (số ít hay số nhiều). Động từ còn lại trong câu phải ở dạng động từ nguyên thể.

- Trong thì quá khứ đơn, chủ ngữ dù ở dạng số nhiều hay số ít thì động từ đều được chia như nhau, ở dạng khẳng định động từ được chia như sau:

* Đối với những động từ có quy tắc sẽ thêm ed vào sau động từ đó (Các em nên tham khảo quy tắc thêm ed vào sau động từ ở bên dưới):

Ex: play -> played 

      watch -> watched 

      dance -> danced 

c. Một số quy tắc khi thêm “ed” vào các động từ có quy tắc:

-   Các động từ có qui tắc tận cùng bằng “e” thì ta chỉ thêm “d”

Ex: love -> loved

-  Khi một động từ có âm kết thúc ở dạng “phụ âm-nguyên âm-phụ ảm”.Nếu động từ đó một âm tiết (hay âm tiết đó được nhấn âm khi đọc thì ta gấp đôi phụ âm cuối rồi khi thêm “ed” vào.

Ex: stop -> stopped; plan -> planned 

Còn nếu động từ đó không nhấn âm vào âm kết thúc dạng “phụ âm-nguyên âm-phụ âm” khi đọc thì ta chỉ cần thêm ed” vào sau động từ đó.

Ex: open -> opened (mở); visit -> visited;

listen -> listened; happen -> happened

- Các động từ tận cùng bằng “y” theo sau một phụ âm thì đổi “y” thành “i” trước khi thêm ed.

Ex: to carry -> carried 

Nhưng nếu “y” theo sau một nguyên âm thì vẫn giữ nguyên “y” rồi thêm “ed”

Ex: to play -> played 

     to enjoy -> enjoyed 

d. Cách phát âm động từ “ed” (V-ed)

- Phát âm là /id/ khi đồng từ tận cùng bằng hai phụ âm /t/, /d/.

Ex: wanted; needed

    /'wa:ntid/   /'ni:did/

- Phát âm là /d/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /g/, /v/, /z/, //, /ʒ/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ/, /l/, /r/ và các nguyên âm.

Ex: loved; closed; changed; travelled 

- Phát âm là /t/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh /p/, k/, /f/, /s/, //, /ʃ/.

Ex: stopped; looked; laughed; watched

e.  Đối với những động từ bất quy tắc 

Động từ nguyên thể

Quá khứ (P2)

Nghĩa

do

did

làm

go

went

đi

sing

sang

hát

have

had

take

took

đưa/lấy

come

came

đến

get

got

được, trở nên, lấy

give

gave

tặng, cho

 

II. Cách dùng

a) Một hành động đã xảy ra ở quá khứ và cũng đã chấm dứt trong quá khứ, không có sự liên hệ với hiện tại.

Ex: Yesterday I bought some books.

(Hôm qua tôi đã mua một vài quyển sách.)

Mozart wrote more than 600 pieces of music

(Mozart đã viết hơn 600 bản nhạc.)

b) Một hành động được lặp đi lặp lại hoặc xảy ra thường xuyên trong quá khứ.

 Ex: I lived in Can Tho until I was ten.

(Tôi đã sống ở Cần Thơ đến khi tôi được 10 tuổi.)

When I was young, I often went fishing.

(Khi còn trẻ, tôi thường đi câu cá.)

c) Một hành động đã bắt đầu và đã kết thúc tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.

Ex: I met her last night.

(Tôi đã gặp cô ta vào tối hôm qua.)

I left this city two years ago.

(Tôi đã rời khỏi thành phố này cách đây hai năm.)

Cách dùng này thường đi kèm với các trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thờ: gian quá ở khứ đơn: yesterday, last + time (last night, last week,... ), this morning, this afternoon, this evening, after that

d) Một loạt các hành động xảy ra kế tiếp nhau trong quá khứ.

Ex: When we saw the spaceship, we stopped the car.

(Khi chúng tôi nhìn thấy tàu vũ trụ, chúng tôi ngừng xe lại.)

C. The Past continuous tense (Thì quá khứ tiếp diễn)

Thì quá khứ tiếp diễn được thành lập từ thì quá khứ đơn của động từ to be đi kèm với một động từ thêm -ing.

I. Cấu trúc

a. Thể khẳng định (Affirmative form)

I/He/She/It/Chủ ngữ số ít + was + V-ing

We/You/They/Chủ ngữ số nhiều + were + V-ing

Ex: I was watching television at seven o’clock last night.

(Lúc 7 giờ tối hôm qua, tôi đang xem tỉ vi.)

b. Thế phủ đinh (Negative form)

I/He/She/It/Chủ ngữ số ít + was + not + V-ing

We/You/They//Chủ ngữ số nhiều + were + not + V-ing

Ex: I wasn’t watching television at 7 o’clock last night.

(Tôi không xem ti vi lúc 7 giờ tối hôm qua.)

c. Thể nghi vấn (Interrogative form) 

Was + I/he/she/it/chủ ngữ số ít + V-ing?

Were + we/you/they/chủ ngữ số nhiều + V-ing?

Ex: Why was she crying?

(Tại sao cô ấy khóc?)

Because she failed in the examination.

(Vì cô ấy thi trượt.)

Lưu ý: Nếu chủ từ để hỏi là who/what làm chú ngữ trong câu thi trật tự trong câu hỏi cũng tương tự như trong câu khẳng định.

Who/What + was/were + V-ing?

Ex: Who was crying?

(Ai đang khóc?)

She was.

(Cô ấy.)

II. Cách dùng

Thì quá khứ tiếp diễn dược dùng để diễn tả:

a) Hành động đang xảy ra ở một thời điểm xác định trong quá khứ.

Ex: What were you doing at this time yesterday?

(Hôm qua, vào giờ này anh đang làm gì?)

They were practising English at that time.

(Vào lúc đó họ đang thực tập tiếng Anh.)

b) Hành động đã xảy ra và kéo dài trong một khoảng thời gian xác định trong quá khứ.

Ex: I was painting all day yesterday.

(Tôi vẽ suốt ngày hôm qua.)

What were you doing from 1 p.m to 3 p.m yesterday?

(Từ 1 giờ đến 3 giờ hôm qua bạn đã làm gì?)

c) Một hành động xảy ra và diễn biến liên tục từ đầu đến cuối của một sự kiện, toàn bộ thời gian được sắp xếp trước và được thực hiện một cách trọn vẹn.

Ex: The fair was holding from Monday to Friday.

(Hội chợ tổ chức từ thứ Hai đến thứ Sáu.) 

d) Một hành động đang diễn ra trong quá khứ thì một hành động khác xảy đến và thường được nối với nhau bằng liên từ when, while

(dùng thì past progressive cho hành động xảy ra trong một thời gian dài và thì past simple cho hành động xảy ra trong một thời gian ngắn).

Ex: I was washing my hair when the phone rang yesterday.

(Hôm qua, tôi đang gội đầu thì chuông điện thoại reo.)

While I was working in the garden, I hurt my back.

(Tôi bị đau lưng khi tôi đang làm việc trong vườn.)

e) Hai hay nhiều hành động xảy ra song song trong quá khứ và thường được nối với nhau bằng liên từ while.

Ex: My father was watching television while my mother was cooking dinner.

(Ba tôi đang xem ti vi trong khi mẹ tôi đang nấu bữa tối.)

Yesterday, I was watching TV while my mother was washing clothes.

(Hôm qua, tôi đang xem phim trong lúc mẹ tôi đang giặt đồ.)

Lưu ý:

- Khi có hai sự kiện xảy ra trong quá khứ, sự kiện nào xảy ra dài hơn ta dùng quá khứ tiếp diễn, sự kiện nào xảy ra ngắn hơn ta dùng quá khứ đơn và trong những tình huống như vậy thường có liên từ when để nối hai câu.

- Khi hai hành động xảy ra cùng một lúc, cùng một thời gian ở quá khứ ta dùng thì quá khứ tiếp diễn cho cả hai hành động và trong những tình huông như vậy thường có liên từ while để nối hai câu.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close