Đề cương ôn tập lý thuyết học kỳ 2 môn Tiếng Anh 8 mớiĐề cương ôn tập lý thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 8 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học. Quảng cáo
Unit 7. Pollution Vocabulary: 1. 2. 3. 4. Ngữ pháp: I. Câu điều kiện loại 1 (Conditional type 1) * Cấu trúc: If + S + V/V(s/es), S + will + V (nguyên thể) Trong câu điều kiện loại I, mệnh đề “If” ta chia thì HIỆN TẠI ĐƠN và mệnh đề chính ta chia thì tương lai đơn. - Cách sử dụng: Dùng để giả định về một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ: If she comes, I will go with her. (Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.) II. Câu điều kiện loại 2 (Conditional type 2) * Cấu trúc: If + S + V-ed/cột 2, S + would/should + V (nguyên thể) Trong câu điều kiện loại II, mệnh đề “IF” chia thì QUÁ KHỨ ĐƠN và động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: would/ should + động từ nguyên thể. - Cách sử dụng: Dùng để giả định về một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ: If they had a lot of money now, they would travel around the world. (Nếu bây giờ họ có nhiều tiền, họ sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.) CHÚ Ý: Trong câu điều kiện loại II, nếu mệnh đề “if” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là “were” với tất cả các ngôi. Ví dụ: If I were you, I wouldn’t stay at home now. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không ở nhà bây giờ.) Unit 8. English Speaking Countries Vocabulary: 1. 2. 3. 4. Ngữ pháp: Các thì hiện tại (Present Tenses)
Unit 9. Natural Disasters Vocabulary: 1. 2. 3. 4. 5. Ngữ pháp: I. Câu bị động (Passive Voice)
II. Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect) 1. Công thức sử dụng thì quá khứ hoàn thành - Khẳng định: S + had + Ved/P2 Ví dụ: I had done my homework before last midnight. (Tôi đã làm xong bài tập về nhà trước nửa đêm qua.) - Phủ định: S + had + not (hadn’t) + Ved/P2 Ví dụ: He hadn’t eaten before he finished the job. (Anh ấy đã không ăn gì trước khi làm xong việc.) - Nghi vấn: Wh-words + had + S + Ved/P2? Ví dụ: What had she thought before I asked the question? (Cô ấy đã nghĩ gì trước khi hỏi câu hỏi này?) 2. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành - Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau. Ví dụ: Lan said she had been chosen as a beauty queen two years before. (Lan nói rằng trước đó hai năm, cô ta từng được chọn làm hoa hậu.) - Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và đã hoàn tất trước một thời điểm trong quá khứ, hoặc trước một hành động khác cũng đã kết thúc trong quá khứ. Ví dụ: We had had lunch when she arrived. (Khi cô ấy đến chúng tôi đã ăn trưa xong.) - Hành động xảy ra trong 1 khoảng thời gian trong quá khứ, trước 1 mốc thời gian khác Ví dụ: I had lived abroad for twenty years when I received the transfer. (Tôi đã sống ở nước ngoài hai mươi năm khi tôi nhận được sự chuyển đổi công việc mới.) Jane had studied in England before she did her master's at Harvard. (Jane đã học ở Anh trước khi học thạc sĩ tại Harvard.) 3. Dấu hiệu nhận biết: - Từ nhận biết: until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, ... - Trong câu thường có các từ: before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past … Ví dụ: When I got up this morning, my father had already left. (Sáng nay khi tôi dậy thì bố tôi đã đi rồi.) By the time I met you, I had worked in that company for five years. (Vào thời điểm tôi gặp bạn, tôi đã làm việc trong công ty đó được năm năm.) Unit 10. Communication Vocabulary: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Ngữ pháp: I. Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous) 1. Khái niệm Thì tương lai tiếp diễn được dùng để nói về 1 hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai. 2. Cấu trúc
3. Cách dùng
4. Dấu hiệu nhận biết Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai kèm theo thời điểm xác định: – at this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này …. – At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc ….. Ví dụ: – At this time tomorrow I will be going shopping in Singapore. (Vào thời điểm này ngày mai, tôi sẽ đang đi mua sắm ở Singapore.) – At 10 a.m tomorrow my mother will be cooking lunch. (Vào 10h sáng ngày mai mẹ tôi sẽ đang nấu bữa trưa.) II. Những động từ được theo sau bởi "to V" 1. Các động từ phổ biến được theo sau bới động từ nguyên thể có “to” là:
2. Ngoài ra, ta sử dụng to V trong các cấu trúc:
+ It takes / took + O + thời gian + to-inf (mất bao lâu làm gì) It takes Nam two hours to do that exercise. (Nam mất 2 tiếng để làm bài tập đó.) + Chỉ mục đích I went to the post office to send a letter. (Tôi đi bưu điện để gửi bức thư.) + It + be + adj + to-V ( thật … để ..) It is interesting to study English. (Học tiếng Anh thật thú vị.) I’m happy to receive your letter. (Tôi vui khi nhận được thư của bạn.) + S + V + too + adj / adv + to-V (quá... để...) He is too short to play basketball. (Anh ấy quá thấp để chơi bóng rổ.) + S + V + adj / adv + enough + to-V (đủ ....để....) He isn’t tall enough to play basketball. (Anh ấy không đủ cao để chơi bóng rổ.) + S + find / think / believe + it + adj + to-V (nhận thấy...) I find it difficult to learn English vocabulary. (Tôi thấy học từ vựng tiếng Anh thật khó.) 3. Chú ý: Một số động từ phụ thuộc vào tân ngữ mà có 2 cách chia động từ khác nhau: - allow / permit / advise / recommend + O + to-inf Ex: She allowed me to use her pen. (Cô ấy cho phép tôi sử dụng bút của cô ấy.) - allow / permit / advise / recommend + V-ing Ex: She didn’t allow smoking in her room. (Cô ấy không cho phép hút thuốc trong phòng của cô ấy.) Unit 11. Science and Technology Vocabulary: 1. 2. 3. 4. 5. Ngữ pháp: I. Các thì tương lai (Future Tenses)
II. Tường thuật câu trần thuật (Reported speech: Statements) 1. Cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp Bước 1: Chọn từ tường thuật Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp ở câu trần thuật, ta sử dụng 2 động từ trường thuật ”said”” và ”told”. Trong đó: - Ta bắt buộc phải dùng ‘’told’’ khi trong câu trực tiếp xuất hiện người nghe, hoặc có thể thay thế ‘’told’’ bằng ‘’said to’’. - Còn nếu trong câu không có đối tượng nghe thì ta sử dụng ‘’said’’. Ví dụ: “You are late for school.” Tom said to Lan. (Tom nói với Lan "Bạn trễ học.") => Tom told Lan that…………./ Tom said to Lan that. “You are late for school.’’ Tom said. (Tom nói "Bạn trễ học.") => Tom said that Bước 2: “Lùi thì’’ động từ trong câu trực tiếp Để diễn ta lời nói được thuật lại là ở trong quá khứ và có thể không còn đúng ở hiện tại, chúng ta cần phải đưa động từ về thì quá khứ như sau:
Bước 3: Biến đổi các đại từ và các tính từ sở hữu
Bước 4: Biến đổi trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn
Ví dụ: - He said to me: “I didn't finish my homework yesterday’’. (Anh ấy nói với tôi "Hôm qua tôi đã không làm xong bài tập về nhà.) => He told me that he hadn’t finished his homework the day before. - “I will see this movie with my girlfriend tomorrow.’’ Nam said. (Nam nói " Ngày mai tôi sẽ xem phim này với bạn gái của tôi.") => Nam said that he would see that movie with his girlfriend that following day. - Mary said: “This is the first time I’ve broken my arm.” (Mary nói "Đây là lần đầu tiên tôi bị gãy tay.") => Mary said that it was the first time she had broken her arm. Unit 12. Life on Other Planets Vocabulary: 1. 2. 3. 4. 5. Ngữ pháp: I. Động từ khuyết thiếu: may & might 1. Cấu trúc - Câu khẳng định: S + may/ might + V nguyên thể - Câu phủ định: S + may not/ might not + V nguyên thể - Câu nghi vấn: May/ Might + S + V nguyên thể? 2. Cách dùng và phân biệt MAY & MIGHT a/ Dùng MAY & MIGHT để diễn tả khả năng xảy ra Mức độ của khả năng: Cả hai từ đều nói vềkhả năng của một sự việc, nhưng chúng ta dùng might khi khả năng xảy ra thấp (dưới 50%), còn dùng may khi khả năng xảy ra cao hơn (trên 50%): MIGHT < MAY Ví dụ: I may go to Saigon tomorrow. => khả năng cao (Ngày mai tôi có thể đi Sài Gòn.) She is a very busy, but I hope she might join us tomorrow. => khả năng xảy ra thấp (Cô ấy rất bạn, nhưng tôi hi vọng cô ấy thể tham gia với chúng ta vào ngày mai.) *** Chỉ dùng MIGHT trong câu hỏi để chỉ khả năng Đặt câu hỏi: không nên dùng may để hỏi về một sự kiện có khả năng xảy ra, mà nên dùng might: Không nên nói: May you go shopping tonight? Mà nên nói: Might you go shopping tonight? (Tối nay tôi có thể đi mua sắm không?) b/ Dùng MAY & MIGHT để xin phép Cả may và might đều có thể dùng để xin phép, nhưng might thì nhún nhường và lịch sự hơn Ví dụ: May I open the door? (Tôi có thể mở cửa không?) I wonder if I might have a little more wine. (Tôi tự hỏi liệu tôi có thể uống thêm một chút rượu vang không.) c/ Dùng MAY để chúc tụng - May (chứ không phải might) có thể dùng để chúc tụng hay nói về hi vọng Ví dụ: May you both be very happy. (Chúc mừng đôi uyên ương hạnh phúc.) May God be with you. (Trời phù hộ cho bạn!) May she rest in peace. (Cầu nguyện bà được an nghỉ.) - May cũng có thể dùng thay thế cho although, despite, even if: Thay vì nói: Even if he is clever, he hasn’t got much common sense Có thể nói: He may be clever, but he hasn’t got much common sense d/ Dùng MAY để diễn tả sự cho phép làm gì một cách trang trọng You may borrow books in the library. (Bạn có thể mượn sách trong thư viện.) e/ Dùng MIGHT để báo cáo hay tường thuật gián tiếp đã được cho phép sử dụng cái gì đó trong quá khứ. Khi đó might là dạng quá khứ của may The professor said to us: “You may use the lab.” (Giáo sư nói với chúng tôi: "Bạn có thể sử dụng phòng thí nghiệm.") => The professor told us that we might use the lab. (Giáo sư nói với chúng tôi rằng chúng tôi có thể sử dụng phòng thí nghiệm.) II. Câu tường thuật dạng câu hỏi: Gồm có 2 loại đó là câu hỏi Yes/No question và Wh-Question 1. Yes/No Question Câu hỏi Yes/No question là dạng câu hỏi đơn giản trong tiếng anh, thường bắt đầu bắt động từ "be" hoặc trợ động từ
Ex: He said, “Do you like strawberry?” (Anh ấy nói, “Bạn có thích dâu tây không?”) → He asked me if/whether I like strawberry. (Anh ấy hỏi tôi là tôi có thích dâu không.) “Are you angry?” he asked. (Anh ấy hỏi "Bạn có giận không?") He asked if I whether I was angry. (Anh ấy hỏi tôi có giận không.) Lưu ý: * Khi tường thuật câu hỏi Có hay Không (Yes - No questions), ta phải chuyển câu hỏi trực tiếp sang dạng khẳng định, rồi thực hiện thay đổi thì, trạng từ chỉ thời gian, trạng từ chỉ nơi chốn, đại từ chỉ định, và chủ ngữ, tân ngữ, đại từ sở hữu cho phù hợp. * Động từ tường thuật : says / say to + O => asks / ask + O said to + O => asked + O Ví dụ: He said to me: “Have you been to America?” (Anh ấy nói với tôi "Bạn đã đến Mỹ chưa?") => He asked me if / whether I had been to America. (Anh ấy hỏi tôi đã đến Mỹ chưa.) 2. Wh-Question Câu tường thuật dạng câu hỏi Wh-qs là loại câu bắt đầu bắt các từ nghi vấn như Who, When, What,… Cách làm vẫn tương tự như 4 bước chuyển sang câu mệnh lệnh trong tiếng anh, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau: - Lặp lại từ để hỏi sau động từ giới thiệu - Đổi trật tự câu thành câu trần thuật
Ví dụ: - My mother said, ‘What time do you go to the bed?’ (Mẹ tôi nói, “Mấy giờ con sẽ đi ngủ?”) => My mother wanted to know what time I go to the bed. (Mẹ tôi muốn biết mấy giờ tôi sẽ đi ngủ.) - “What are you talking about?” said the teacher. (Giáo viên nói "Em đang nói gì đó?") => The teacher asked us what we were talking about. (Giáo viên hỏi tôi đang nói về cái gì.)
Quảng cáo
|