Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa học 9Đề bài
Câu 1 :
Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là
Câu 2 :
Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành là
Câu 3 :
Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là
Câu 4 :
Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.
Câu 5 :
Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là
Câu 6 :
Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?
Câu 7 :
Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là
Câu 8 :
Cho 5,6 gam CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 9 :
Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.
Câu 10 :
Cho a mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b mol NaOH. - Nếu b = 2a thì thu được dung dịch X. - Nếu b = a thì thu được dung dịch Y. - Nếu b = 1,4a thì thu được dung dịch Z. Chỉ dùng 1 hóa chất duy nhất và các thiết bị, điều kiện thí nghiệm cần thiết hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch X, Y, Z trên.
Câu 11 :
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y chứa 2 chất tan là BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của a là:
Câu 12 :
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
Câu 13 :
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,12M. Khi V biến thiên từ 2,24 lít đến 4,48 lít thì khối lượng kết tủa cũng biến đổi theo, trong đó lượng kết tủa thu được ít nhất là:
Câu 14 :
Dẫn 3,136 lít CO2 (đktc) vào trong V(l) dung dịch kiềm chứa NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,91 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là:
Câu 15 :
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X.Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là:
Câu 16 :
Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X.. Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Câu 17 :
Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:
Câu 18 :
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Câu 19 :
Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Dẫn 0,7V lít khí CO2 vào dung dịch X thu được thêm 0,3a gam kết tủa nữa. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là:
Câu 20 :
Trộn 50 gam dung dịch KOH 11,2% với 150 gam dung dịch Ba(OH)2 22,8% được dung dịch A. Dẫn 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Khối lượng của dung dịch B so với dung dịch A?
Câu 21 :
Dẫn một lượng khí CO2 thu được khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và đun nóng nước lọc thu được thì tạo được thêm 2,5 gam kết tủa nữa. Tính thể tích khí CO2 ban đầu (đktc)?
Câu 22 :
Cho 17,15 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào nước thu được dung dịch Y và 3,92 lít khí H2 (đktc). Cho khí CO2 vào dung dịch Y. Cho V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị của V là:
Câu 23 :
Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 được a gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 được b gam kết tủa. Cho biết a<b. Dung dịch A chứa:
Câu 24 :
Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C mol/lít. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,68 gam kết tủa. Giá trị của C là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa +) Từ số mol CO2 => tính số mol K2CO3 Lời giải chi tiết :
nCO2 = 0,075 mol Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O 0,075 mol → 0,075 mol Vì thể tích dung dịch trước và sau không thay đổi => Vdd = 250 ml = 0,25 lít $ = > \,\,{C_{M\,\,{K_2}C{O_3}}} = \frac{{0,075}}{{0,25}} = 0,3M$
Câu 2 :
Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành là
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Áp dụng công thức: mdd = D.V tính khối lượng dung dịch NaOH +) tính khối lượng NaOH: mNaOH = $\frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}$ +) Xét tỉ lệ: $T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} > 2$ => NaOH dư, CO2 hết, phản ứng thu được muối Na2CO3 => tính số mol muối theo PT Lời giải chi tiết :
nCO2 = 0,5 mol +) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,3.500 = 650 gam => mNaOH = $\frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{25\% .650}}{{100}} = 162,5\,\,gam$ => nNaOH = 4,0625 mol Xét tỉ lệ: $T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} > 2$ => NaOH dư, CO2 hết, phản ứng thu được muối Na2CO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O 0,5 mol → 0,5 mol $ = > \,\,{C_{M\,\,N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{0,5}}{{0,5}} = 1M$
Câu 3 :
Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là
Đáp án : D Phương pháp giải :
+) Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} < 2$ => phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol) +) Tính số mol CO2 và số mol KOH đã phản ứng theo x và y và lập hệ Lời giải chi tiết :
${n_{C{O_2}}} = 0,02\,\,mol;\,\,{n_{KOH}} = 0,025\,\,mol$ Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,025}}{{0,02}} = 1,25 < 2$ => phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O x ← 2x ← x CO2 + KOH → KHCO3 y ← y ← y Theo PT ta có: $\sum {{n_{C{O_2}}}} = x + y = 0,02\,\,(1)$ ∑nKOH = 2x + y = 0,025 (2) Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol; y = 0,015 mol $ = > {m_{{K_2}C{O_3}}} = 0,005.138 = 0,69\,\,gam;\,\,\,{m_{KHC{O_3}}} = 0,015.100 = 1,5\,\,gam$
Câu 4 :
Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol. +) Gọi ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH → NaHCO3 Từ PTHH, tính số mol NaOH và CO2 theo Na2CO3 và NaHCO3 => tính x C + O2 → CO2 +) nC = nCO2 Lời giải chi tiết :
Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol. Gọi ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O x ← 2x ← x CO2 + NaOH → NaHCO3 1,4x ← 1,4x ← 1,4x => nNaOH = 2x + 1,4x = 1,7 => x = 0,5 => nCO2 = x + 1,4x = 1,2 mol C + O2 → CO2 => nC = nCO2 = 1,2 mol => mC = 1,2.12 = 14,4 gam
Câu 5 :
Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Áp dụng công thức: mdd = D.V tính khối lượng dung dịch NaOH => mNaOH => nNaOH +) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} < 1$ => phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3 => số mol NaHCO3 tính theo số mol NaOH Lời giải chi tiết :
nCO2 = 0,2 mol; +) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,05.190,48 = 200 gam => mNaOH = 200.2% = 4 gam => nNaOH = 0,1 mol Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = 0,5 < 1$ => phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3 CO2 + NaOH → NaHCO3 0,1 ← 0,1 → 0,1 => mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 gam
Câu 6 :
Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?
Đáp án : D Phương pháp giải :
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O x 2x x CO2 + NaOH → NaHCO3 y y y +) Từ khối lượng muối và số mol CO2 => lập hệ x và y +) nNaOH = 2x + y = nNaHCO3 Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng: CO2 + NaOH → NaHCO3 => nCO2 cần thêm =nNaHCO3 = nCO2 ban đầu Lời giải chi tiết :
nCO2 = 0,11 mol CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O x 2x x CO2 + NaOH → NaHCO3 y y y Ta có hệ: $\left\{ \begin{gathered}{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,11 \hfill \\{m_{muối}} = 106x + 84y = 9,46 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,01 \hfill \\y = 0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ Ta có nNaOH = 2x + y = 0,12 mol Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng: CO2 + NaOH → NaHCO3 => nNaHCO3 = nCO2 = 0,12 mol => nCO2 cần thêm = 0,12 – 0,11 = 0,01 mol => cần thêm 0,224 lít khí CO2
Câu 7 :
Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}$ => phản ứng tạo muối CaSO3 +) Viết PTHH và tính khối lượng CaSO3 theo SO2 Lời giải chi tiết :
${n_{S{O_2}}} = 0,05{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{Ca{{\left( {OH} \right)}_2}}} = 0,07{\text{ }}mol$ Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = \dfrac{{0,05}}{{0,07}} < 1$ => SO2 hết, Ca(OH)2 dư, phản ứng tạo muối CaSO3 SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O 0,05 → 0,05 → 0,05 => mCaSO3 = 0,05.120 = 6 gam
Câu 8 :
Cho 5,6 gam CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) từ số mol CaO => tính số mol Ca(OH)2 +) Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} < 2$ => phản ứng sinh ra 2 muối CaSO3 (x mol) và Ca(HSO3)2 (y mol) +) Từ PTHH tính số mol SO2 và Ca(OH)2 theo x và y => lập hệ Lời giải chi tiết :
${n_{CaO}} = 0,1{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{S{O_2}}} = 0,125\,\,mol$ CaO + H2O → Ca(OH)2 0,1 → 0,1 mol Xét tỉ lệ: $1 < \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = \frac{{0,125}}{{0,1}} < 2$ => phản ứng sinh ra 2 muối CaSO3 (x mol) và Ca(HSO3)2 (y mol) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O x ← x ← x 2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2 2y ← y ← y Từ PTHH ta có: ∑nSO2 = x + 2y = 0,125 (1) ∑nCa(OH)2 = x + y = 0,1 mol (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}x + 2y = 0,125 \hfill \\x + y = 0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,075 \hfill \\y = 0,025 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ $ = > {m_{CaS{O_3}}} = 0,075.120 = 9\,\,gam$
Câu 9 :
Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.
Đáp án : C Phương pháp giải :
+) từ số mol CaO => tính số mol Ca(OH)2 TH1: CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 dư => phản ứng chỉ tạo muối CaCO3 => tính số mol CaCO3 theo CO2 TH2: cả CO2 và Ca(OH)2 phản ứng hết tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 Viết PTHH, từ số mol CaCO3 và số mol Ca(OH)2 => tính số mol CO2 Lời giải chi tiết :
nCaO = 0,05 mol 1 gam kết tủa thu được là CaCO3 : 0,01 mol CaO + H2O → Ca(OH)2 0,05 → 0,05 mol TH1: CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 dư => phản ứng chỉ tạo muối CaCO3 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,01 ← 0,01 => nCO2 = 0,01 mol => V = 0,224 lít TH2: cả CO2 và Ca(OH)2 phản ứng hết tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,01 ← 0,01 ← 0,01 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 0,08 ← 0,04 => nCO2 = 0,01 + 0,08 = 0,09 mol => VCO2 = 2,016 lít
Câu 10 :
Cho a mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b mol NaOH. - Nếu b = 2a thì thu được dung dịch X. - Nếu b = a thì thu được dung dịch Y. - Nếu b = 1,4a thì thu được dung dịch Z. Chỉ dùng 1 hóa chất duy nhất và các thiết bị, điều kiện thí nghiệm cần thiết hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch X, Y, Z trên.
Đáp án : A Phương pháp giải :
PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1) CO2 + NaOH → NaHCO3 (2) Đặt \(k = {{{n_{NaOH}}} \over {{n_{C{O_2}}}}}\) + Nếu k ≤ 1 chỉ xảy ra (2); NaOH hết, CO2 hết hoặc dư + Nếu 1 < k < 2 xảy ra cả (1) và (2) cả CO2 và NaOH đều phản ứng hết + Nếu k ≥ 2 chỉ xảy ra (1), CO2 kết, NaOH hết hoặc dư Lời giải chi tiết :
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH → NaHCO3 Nếu b = 2a thì dd X chứa Na2CO3 Nếu b = a thì dd Y chứa NaHCO3 Nếu b = 1,4a thì dd Z chứa Na2CO3 và NaHCO3 Cho dd BaCl2 dư vào các ống nghiệm: - không thấy xuất hiện kết tủa là dd Y - có xuất hiện kết tủa là dd X hoặc dd Z BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl Lọc bỏ kết tủa ở 2 ống nghiệm sau đó đun nóng 2 dd ống nào có kết tủa là dd Z không có kết tủa là dd X 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2↑ BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
Câu 11 :
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y chứa 2 chất tan là BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của a là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tính: nNaOH= 0,08 mol; nCO2= 0,07 mol; nBaCl2= 0,04mol; nba(OH)2= 0,25a mol; nBaCO3= 0,02 mol *Thí nghiệm 1: Phản ứng của CO2 với NaOH nOH- : nCO2= 0,08 : 0,07 = 1,14 nên tạo 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 CO2 + NaOH → NaHCO3 CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O Đặt nNaHCO3=x mol; nNa2CO3= y mol → x+y= 0,07; x+ 2y= 0,08 → x= 0,06; y= 0,01 *Thí nghiệm 2: Phản ứng của X với dung dịch Y chứa Ba(OH)2 và BaCl2 Ta thấy nCO2= 0,07 > nBaCO3= 0,02 mol < nBa(ddY)= (0,04 + 0,25a) Chứng tỏ sau phản ứng còn dư các chất tan của Ba và muối -HCO3 Do đó trong Z không có NaOH hoặc Ba(OH)2 hoặc Na2CO3 (Chú ý: các chất kể trên tác dụng được với muối -HCO3 hoặc hợp chất tan của kim loại Ba, nên chúng không thể tồn tại trong dung dịch Z) Coi như chỉ xảy ra các phản ứng: Ba(OH)2 + 2 NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3+ 2NaCl Lập phương trình về số mol BaCO3 thu được → a Lời giải chi tiết :
Tính: nNaOH= 0,08 mol; nCO2= 0,07 mol; nBaCl2= 0,04mol; nba(OH)2= 0,25a mol; nBaCO3= 0,02 mol *Thí nghiệm 1: Phản ứng của CO2 với NaOH nOH- : nCO2= 0,08 : 0,07 = 1,14 nên tạo 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 CO2 + NaOH → NaHCO3 CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O Đặt nNaHCO3=x mol; nNa2CO3= y mol → x+y= 0,07; x+ 2y= 0,08 → x= 0,06; y= 0,01 *Thí nghiệm 2: Phản ứng của X với dung dịch Y chứa Ba(OH)2 và BaCl2 Ta thấy nCO2= 0,07 > nBaCO3= 0,02 mol < nBa(ddY)= (0,04 + 0,25a) Chứng tỏ sau phản ứng còn dư các chất tan của Ba và muối -HCO3 Do đó trong Z không có NaOH hoặc Ba(OH)2 hoặc Na2CO3 (Chú ý: các chất kể trên tác dụng được với muối -HCO3 hoặc hợp chất tan của kim loại Ba, nên chúng không thể tồn tại trong dung dịch Z) Coi như chỉ xảy ra các phản ứng: Ba(OH)2 + 2 NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 0,25a 0,5a 0,25a 0,25a BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3+ 2NaCl (0,25a + 0,01)→ (0,25a + 0,01) mol Ta có: nBaCO3= 0,25a + 0,25a + 0,01 = 0,02 mol → a = 0,02M
Câu 12 :
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2 Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3 (Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2) Các phương trình hóa học: 2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1) SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2) 2SO2 + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3) SO2+ KOH → KHSO3 (4) →Tổng số mol SO2 → Số mol FeS2 Lời giải chi tiết :
Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2 Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3 (Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2) Các phương trình hóa học: 2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1) SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2) 0,15 0,15 0,15 mol 2SO2 + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3) 0,1 ← (0,2-0,15) mol SO2+ KOH → KHSO3 (4) 0,2 0,2 mol Tổng số mol SO2 là 0,15 + 0,1+ 0,2= 0,45mol Theo PT (1): nFeS2= 0,5. nSO2=0,225 mol → mFeS2= 0,225. 120 = 27 gam
Câu 13 :
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,12M. Khi V biến thiên từ 2,24 lít đến 4,48 lít thì khối lượng kết tủa cũng biến đổi theo, trong đó lượng kết tủa thu được ít nhất là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Ta có: nBa(OH)2= 0,12 mol; nCO2= 0,1 mol ; nCO2= 0,2 mol -Tại điểm cực đại: CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O 0,12 0,12 0,12 Vậy khi nCO2= 0,12 mol thì lượng kết tủa đạt cực đại Vậy khi đi từ nCO2 = 0,1 mol đến 0,12 mol thì lượng kết tủa sẽ dần tăng lên. Khi đi từ nCO2= 0,12mol đến 0,2 mol thì lượng kết tủa sẽ dần giảm xuống →Lượng kết tủa nhỏ nhất khi nCO2= 0,1 mol hoặc 0,2 mol. Tính lượng kết tủa trong 2 trường hợp trên để chọn giá trị nhỏ nhất. Lời giải chi tiết :
Ta có: nBa(OH)2= 0,12 mol; nCO2= 0,1 mol ; nCO2= 0,2 mol -Tại điểm cực đại: CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O 0,12 0,12 0,12 Vậy khi nCO2= 0,12 mol thì lượng kết tủa đạt cực đại Vậy khi đi từ nCO2 = 0,1 mol đến 0,12 mol thì lượng kết tủa sẽ dần tăng lên. Khi đi từ nCO2= 0,12mol đến 0,2 mol thì lượng kết tủa sẽ dần giảm xuống →Lượng kết tủa nhỏ nhất khi nCO2= 0,1 mol hoặc 0,2 mol. -Khi nCO2= 0,1 mol CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O 0,10 0,10 0,10 mol Ta có: nBaCO3= 0,1 mol -Khi nCO2= 0,2 mol CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O x x x mol 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 2y y mol Ta có: nBa(OH)2= x + y= 0,12 mol ; nCO2= x+ 2y= 0,2 mol → x= 0,04 mol ; y = 0,08 mol Ta có: nBaCO3= 0,04 mol So sánh 2 trường hợp trên ta thấy nBaCO3 min= 0,04 mol → mBaCO3 min= 7,88 gam
Câu 14 :
Dẫn 3,136 lít CO2 (đktc) vào trong V(l) dung dịch kiềm chứa NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,91 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính số mol: nCO2= 0,14 mol; nBaCO3= 0,03 mol nNaOH= 0,7V mol; nBa(OH)2= 0,5V mol → nOH-= 1,7V mol Các phương trình hóa học có thể xảy ra: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1) 0,5V 0,5V 0,5V mol CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2) 0,35V 0,7V 0,35V mol CO2+ Na2CO3 + H2O → 2 NaHCO3 (3) 0,35V 0,35V 0,7V mol CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (4) (0,14-2V) (0,14-2V) mol Ví nCO2 > nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra: *Trường hợp 1: Nếu kết tủa cực đại: Phản ứng (1) đã hoàn toàn, phản ứng (4) chưa xảy ra *Trường hợp 2: Kết tủa bị tan một phần: Lời giải chi tiết :
Tính số mol: nCO2= 0,14 mol; nBaCO3= 0,03 mol nNaOH= 0,7V mol; nBa(OH)2= 0,5V mol → nOH-= 1,7V mol Các phương trình hóa học có thể xảy ra: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1) 0,5V 0,5V 0,5V mol CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2) 0,35V 0,7V 0,35V mol CO2+ Na2CO3 + H2O → 2 NaHCO3 (3) 0,35V 0,35V 0,7V mol CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (4) (0,14-2V) (0,14-2V) mol Ví nCO2 > nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra: *Trường hợp 1: Nếu kết tủa cực đại: Phản ứng (1) đã hoàn toàn, phản ứng (4) chưa xảy ra Ta có: nBa(OH)2= nBaCO3= 0,03 mol → 0,5V= 0,03 → V= 0,06 lít Khi đó nOH-= 1,7.0,06= 0,102 mol <nCO2 nên kết tủa không tồn tại (Loại) *Trường hợp 2: Kết tủa bị tan một phần: Phản ứng (4) đã xảy ra một phần: Ta có:nBaCO3 pứ ở (4)= 0,14-2V= 0,5V- 0,03 mol → V= 0,1 lít
Câu 15 :
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X.Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Gọi chất tương đương với NaOH và KOH là ROH trong đó \(R = \frac{{0,1.23 + 0,05.39}}{{0,1 + 0,05}} = \frac{{85}}{3}(g/mol)\) Vậy ROH có \(\overline {{M_{ROH}}} = \frac{{136}}{3}g/mol\) và nROH= 0,1+0,05= 0,15 mol Xét các trường hợp sau: TH1: Chất rắn khan chứa RH2PO4: 0,15 mol TH2: Chất rắn khan chứa R2HPO4: 0,075 mol TH3: Chất rắn khan chứa R3PO4: 0,05 mol mà khối lượng chất rắn khan thu được là 8,56 gam nên chất rắn khan chứa R3PO4 (a mol) và ROH dư ( b mol) Lời giải chi tiết :
Gọi chất tương đương với NaOH và KOH là ROH trong đó \(R = \frac{{0,1.23 + 0,05.39}}{{0,1 + 0,05}} = \frac{{85}}{3}(g/mol)\) Vậy ROH có \(\overline {{M_{ROH}}} = \frac{{136}}{3}g/mol\) và nROH= 0,1+0,05= 0,15 mol Xét các trường hợp sau: TH1: Chất rắn khan chứa RH2PO4: 0,15 mol → mrắn khan= 0,15. (+2+31+ 16.4)= 18,8 (gam) > 8,56 gam TH2: Chất rắn khan chứa R2HPO4: 0,075 mol → mchất rắn= 0,075. (2. +1+31+16.4)=11,45 gam > 8,56 gam TH3: Chất rắn khan chứa R3PO4: 0,05 mol → mchất rắn= 0,05. (.3+ 31+ 16.4)= 9 gam > 8,56 gam mà khối lượng chất rắn khan thu được là 8,56 gam nên chất rắn khan chứa R3PO4 (a mol) và ROH dư ( b mol) Ta có: mchất rắn khan=180.a +\(\frac{{136}}{3}\).b= 8,56 gam Bảo toàn nguyên tố R ta có: nR= 3a + b= 0,15 mol Giải hệ trên ta có: a= 0,04; b= 0,03 P2O5+ 6ROH → 2R3PO4+ 3H2O Theo PT có: nP2O5= 0,5.a= 0,02 mol → mP2O5= 0,02.142=2,84 gam
Câu 16 :
Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X.. Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
TH 1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: nH2O = nNaOH = 0,507mol. P2O5 + H2O → 2H3PO4 m/142 → 2m/142 mol Có thể xảy ra các PT: H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3) H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4) H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5) BKTL: mHPO + mNaOH = m rắn + mHO TH2:Chất rắn gồm: NaOHdư; Na3PO4 P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O m/142 0,507 2m/142 3m/142 BTKL: mPO+ mNaOHbđ = m rắn + mHO Lời giải chi tiết :
TH 1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: nH2O = nNaOH = 0,507mol. P2O5 + H2O 2H3PO4 m/142 → 2m/142 mol Có thể xảy ra các PT: H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3) H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4) H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5) BKTL: mHPO + mNaOH = m rắn + mHO (2m/142).98 + 0,507x40 = 3m + 0,507x18 →m = 6,886gam (loại). TH2:Chất rắn gồm: NaOHdư; Na3PO4 P2O5 + 6NaOH→ 2Na3PO4 + 3H2O m/142 0,507 2m/142 3m/142 BTKL: mPO+ mNaOHbđ = m rắn + mHO m + 0,2535x2x40 = 3m + 18x3m/142 => m = 8,52g.
Câu 17 :
Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Ta có nP =0,1 mol, nNaOH= 0,2 mol 4P + 5O2→ 2P2O5 (1) 0,1 0,05 mol Cho P2O5 vào dung dịch NaOH thì: P2O5+ 3H2O→ 2H3PO4 (2) 0,05 0,1 mol Có thể xảy ra các PT: H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3) H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4) H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5) Ta có T= nNaOH/ nH3PO4= 0,2/0,1=2→ Phản ứng theo PT (2) Lời giải chi tiết :
Ta có nP =0,1 mol, nNaOH= 0,2 mol 4P + 5O2→ 2P2O5 (1) 0,1 0,05 mol Cho P2O5 vào dung dịch NaOH thì: P2O5+ 3H2O→ 2H3PO4 (2) 0,05 0,1 mol Có thể xảy ra các PT: H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3) H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4) H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5) Ta có T= nNaOH/ nH3PO4= 0,2/0,1=2→ Phản ứng theo PT (2) nNa2HPO4= nH3PO4= 0,1 mol → mNa2HPO4=0,1.142=14,2 gam
Câu 18 :
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
nBa(OH)2= 0,2 mol; nNaOH= 0,2 mol nOH-= 0,6 mol; nBaCO3=19,7/197= 0,1 mol Ta có 2 trường hợp: -TH1: CO2 tác dụng với OH- chỉ tạo CO32- CO2 + 2OH- → CO32- + H2O Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ →VCO2 -TH2: CO2 tác dụng với OH- tạo CO32- và HCO3- CO2+ OH-→ HCO3- CO2 + 2OH- → CO32- + H2O Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ → VCO2 Lời giải chi tiết :
nBa(OH)2= 0,2 mol; nNaOH= 0,2 mol nOH-= 0,6 mol; nBaCO3=19,7/197= 0,1 mol Ta có 2 trường hợp: -TH1: CO2 tác dụng với OH- chỉ tạo CO32- CO2 + 2OH- → CO32- + H2O 0,1 0,2← 0,1 mol Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ 0,2 0,1 ← 0,1 mol →VCO2= 2,24 lít -TH2: CO2 tác dụng với OH- tạo CO32- và HCO3- CO2+ OH-→ HCO3- 0,4 ←(0,6-0,2) mol CO2 + 2OH- → CO32- + H2O 0,10,2← 0,1 Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ 0,2 0,1 ← 0,1 mol Ta có: nCO2= 0,1+ 0,4= 0,5 mol → VCO2= 11,2 lít
Câu 19 :
Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Dẫn 0,7V lít khí CO2 vào dung dịch X thu được thêm 0,3a gam kết tủa nữa. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ta có: nBa(OH)2= 0,4. 0,6= 0,24 mol Khi sục thêm 0,7V lít khí CO2 vào dung dịch X thu thêm 0,3a gam kết tủa nên chứng tỏ trong dung dịch X chứa Ba(OH)2 dư - Hấp thụ V lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được a gam kết tủa: CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O a/100 a /100 ← a/100 mol Ta có: nCO2= nBaCO3 → V/22,4= a/100 (1) -Hấp thụ 1,7V lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được tổng cộng a+0,3a= 1,3 a gam kết tủa. *TH1: Kết tủa chưa bị hòa tan: *TH2 : Kết tủa bị hòa tan một phần CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O 2CO2+ Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 Lời giải chi tiết :
Ta có: nBa(OH)2= 0,4. 0,6= 0,24 mol Khi sục thêm 0,7V lít khí CO2 vào dung dịch X thu thêm 0,3a gam kết tủa nên chứng tỏ trong dung dịch X chứa Ba(OH)2 dư - Hấp thụ V lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được a gam kết tủa: CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O a/100 a /100 ← a/100 mol Ta có: nCO2= nBaCO3 → V/22,4= a/100 (1) -Hấp thụ 1,7V lít CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được tổng cộng a+0,3a= 1,3 a gam kết tủa. *TH1: Kết tủa chưa bị hòa tan: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O 1,3a/100 1,3 a /100 ← 1,3a/100 mol Ta có: nCO2= nBaCO3 → 1,7V/22,4= 1,3a/100 (2) Từ (1) và (2) ta có V=0 ; a= 0 nên trường hợp này loại *TH2 : Kết tủa bị hòa tan một phần CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O 1,3a/100 1,3a/100 1,3a/100 mol 2CO2+ Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 \((\frac{{1,7V}}{{22,4}} - \frac{{1,3a}}{{100}})mol\) → \(0,5(\frac{{1,7V}}{{22,4}} - \frac{{1,3a}}{{100}})mol\) Ta có nBa(OH)2== 0,24 mol (3) Giải hệ (1) và (3) ta có a=16 ; V= 3,584 lít
Câu 20 :
Trộn 50 gam dung dịch KOH 11,2% với 150 gam dung dịch Ba(OH)2 22,8% được dung dịch A. Dẫn 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Khối lượng của dung dịch B so với dung dịch A?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ta có: \({n_{KOH}} = \frac{{11,2.50}}{{100.56}} = 0,1mol;{n_{Ba(OH)2}} = \frac{{150.22,8}}{{100.171}} = 0,2mol;n{}_{CO2} = \frac{{7,84}}{{22,4}} = 0,35mol\) nOH-= 0,1+ 2.0,2= 0,5 mol→ \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,5}}{{0,35}} = 1,43\) → Tạo 2 loại muối : HCO3- và CO32- CO2 + OH- → HCO3- x x x mol CO2 + 2OH- → CO32- + H2O y 2y y mol Có nCO2= x+ y= 0,35; nOH-= x+ 2y= 0, 5 suy ra x=0,2; y= 0,15 mol Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ →mBaCO3 , So sánh mBaCO3 và mCO2 để suy luận khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu Lời giải chi tiết :
Ta có: \({n_{KOH}} = \frac{{11,2.50}}{{100.56}} = 0,1mol;{n_{Ba(OH)2}} = \frac{{150.22,8}}{{100.171}} = 0,2mol;n{}_{CO2} = \frac{{7,84}}{{22,4}} = 0,35mol\) nOH-= 0,1+ 2.0,2= 0,5 mol→ \(T = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,5}}{{0,35}} = 1,43\) → Tạo 2 loại muối : HCO3- và CO32- CO2 + OH- → HCO3- x x x mol CO2 + 2OH- → CO32- + H2O y 2y y mol Có nCO2= x+ y= 0,35; nOH-= x+ 2y= 0, 5 suy ra x=0,2; y= 0,15 mol Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ 0,2 0,15 mol 0,15 mol mBaCO3= 0,15. 197= 29,55 (gam) mCO2= 0,35.44=15,4 gam Do mCO2< mBaCO3 nên khối lượng dung dịch giảm một lượng là: ∆mgiảm= mBaCO3- mCO2= 29,55- 15,4= 14,15 gam
Câu 21 :
Dẫn một lượng khí CO2 thu được khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và đun nóng nước lọc thu được thì tạo được thêm 2,5 gam kết tủa nữa. Tính thể tích khí CO2 ban đầu (đktc)?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Ta có: nCaCO3 lần 1= 5/100= 0,05 mol; nCaCO3 lần 2= 2,5/100= 0,025 mol Do khi lọc kết tủa rồi đem đun nóng nước lọc thấy xuất hiện kết tủa nên CO2 phản ứng với nước vôi trong theo 2 PTHH sau: CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaCO3+ CO2+ H2O Lời giải chi tiết :
Ta có: nCaCO3 lần 1= 5/100= 0,05 mol; nCaCO3 lần 2= 2,5/100= 0,025 mol Do khi lọc kết tủa rồi đem đun nóng nước lọc thấy xuất hiện kết tủa nên CO2 phản ứng với nước vôi trong theo 2 PTHH sau: CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O 0,05← 0,05 mol 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 0,05← 0,025 mol Ca(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaCO3+ CO2+ H2O 0,025 → 0,025 mol →Tổng số mol CO2 ban đầu là nCO2= 0,05= 0,05= 0,1 mol→ VCO2= 2,24 lít
Câu 22 :
Cho 17,15 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào nước thu được dung dịch Y và 3,92 lít khí H2 (đktc). Cho khí CO2 vào dung dịch Y. Cho V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị của V là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Ba+ 2H2O → Ba(OH)2+ H2 Na + H2O → NaOH + ½ H2 Đặt nBa= x mol; nNa= y mol → mhỗn hợp= 137x + 23y= 17,15 gam nH2= x+ ½ y=3,92/22,4=0,175 mol ; nOH-= 2.nH2= 0,35 mol Giải hệ trên ta có: x= 0,1 mol ; y=0,15 mol Để giải bài này ta nên sử dụng phương trình phân tử : Sục khí CO2 vào dung dịch Y chứa NaOH, Ba(OH)2 thì xảy ra các PTHH sau: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (1) CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2) CO2+ Na2CO3+ H2O→ 2NaHCO3 (3) CO2+ BaCO3+ H2O → Ba(HCO3)2 (4) Để lượng kết tủa thu được lớn nhất thì BaCO3 không bị hòa tan →Lượng CO2 nhỏ nhất khi xảy ra phản ứng (1), còn lượng CO2 lớn nhất khi xảy ra phản ứng (1), (2), (3) Lời giải chi tiết :
Ba+ 2H2O → Ba(OH)2+ H2 Na + H2O → NaOH + ½ H2 Đặt nBa= x mol; nNa= y mol → mhỗn hợp= 137x + 23y= 17,15 gam nH2= x+ ½ y=3,92/22,4=0,175 mol ; nOH-= 2.nH2= 0,35 mol Giải hệ trên ta có: x= 0,1 mol ; y=0,15 mol Để giải bài này ta nên sử dụng phương trình phân tử : Sục khí CO2 vào dung dịch Y chứa NaOH, Ba(OH)2 thì xảy ra các PTHH sau: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (1) CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2) CO2+ Na2CO3+ H2O→ 2NaHCO3 (3) CO2+ BaCO3+ H2O → Ba(HCO3)2 (4) Để lượng kết tủa thu được lớn nhất thì BaCO3 không bị hòa tan →Lượng CO2 nhỏ nhất khi xảy ra phản ứng (1), còn lượng CO2 lớn nhất khi xảy ra phản ứng (1), (2), (3) -KHi xảy ra phản ứng (1): nCO2= nBa(OH)2= x= 0,1 mol -Khi xảy ra cả phản ứng (1,2,3): nCO2= nBa(OH)2+ 1/2nNaOH+ nNa2CO3 =0,1+0,5 .0,15+ 0,5.0,15= 0,25 mol → 0,1 ≤ nCO2 ≤ 0,25 mol→2,24 ≤ VCO2 ≤ 5,6
Câu 23 :
Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 được a gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 được b gam kết tủa. Cho biết a<b. Dung dịch A chứa:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Do dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa → A chứa muối Na2CO3 Do dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa nhiều hơn khi tác dụng với dung dịch BaCl2 dư nên A ngoài Na2CO3 còn chứa NaHCO3 Lời giải chi tiết :
Do dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa → A chứa muối Na2CO3 Do dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa nhiều hơn khi tác dụng với dung dịch BaCl2 dư nên A ngoài Na2CO3 còn chứa NaHCO3 CO2+ NaOH → NaHCO3 CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O BaCl2+ Na2CO3→ BaCO3 + 2NaCl Ba(OH)2+ Na2CO3 → BaCO3+ 2NaOH Ba(OH)2+ 2NaHCO3 → BaCO3 ↓ + Na2CO3+ 2H2O
Câu 24 :
Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C mol/lít. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,68 gam kết tủa. Giá trị của C là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Ta có: nSO2= 1,792/22,4= 0,08 mol; nBaSO3= 8,68/ 217= 0,04 mol Ta có: nSO2> nBaSO3 nên xảy ra 2 PTHH sau: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1) 2SO2+ Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2) → Tổng số mol Ba(OH)2 → C Lời giải chi tiết :
Ta có: nSO2= 1,792/22,4= 0,08 mol; nBaSO3= 8,68/ 217= 0,04 mol Ta có: nSO2> nBaSO3 nên xảy ra 2 PTHH sau: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1) 0,04 0,04← 0,04 mol 2SO2+ Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2) (0,08-0,04) → 0,02 mol Tổng số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2= 0,04 + 0,02 = 0,06 mol → C= CM Ba(OH)2= 0,06/ 0,25= 0,24M
|