Trắc nghiệm Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 1.1

Những bazơ nào tác dụng được với dung dịch HCl?

  • A.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

  • B.

    NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.

  • C.

    NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 1.2

b) Những bazơ nào bị nhiệt phân hủy?

  • A.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

  • B.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • C.

    Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 1.3

c) Những bazơ nào tác dụng được với CO2 ?

  • A.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • B.

    NaOH, Ba(OH)2.

  • C.

    NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 1.4

d) Những bazơ nào đổi màu quì tím thành xanh?

  • A.

    NaOH, Ba(OH)2.

  • B.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • C.

    NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3.

Câu 2 :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, MgO, CuO, Fe2O3, K2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch bazơ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 3 :

Cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,5M để trung hoà 400 ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M?

  • A

    1,5 lít.

  • B

    0,5 lít.

  • C

    1,6 lít.  

  • D

    1,0 lít.  

Câu 4 :

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

  • A

    quỳ tím và dung dịch BaCl2.

  • B

    quỳ tím và dung dịch KOH.

  • C

    phenolphtalein.           

  • D

    phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Câu 5 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Câu 6 :

Cho 18,8 gam kali oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ. Thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên là

  • A

    85,96 ml.        

  • B

    171,92 ml.      

  • C

    128,95 ml.                  

  • D

    214,91 ml.

Câu 7 :

Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước dư thu được dung dịch X. Cho X vào 200 gam dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    4,9 gam.         

  • B

    7,4 gam.         

  • C

    9,8 gam.

  • D

    11,8 gam.

Câu 8 :

Trung hòa 300 ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

Câu 8.1

Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là

  • A.

    90 gam.

  • B.

    100 gam.        

  • C.

    180 gam.        

  • D.

    117 gam.

Câu 8.2

Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045 g/ml) thì thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu?

  • A.

    255,14 ml.      

  • B.

    861,24 ml.      

  • C.

    754,67 ml.      

  • D.

    765,55 ml.

Câu 9 :

Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?

  • A

    Cho dd Ca(OH)2 dư phản ứng với SO2

  • B

    Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4

  • C

    Cho Cu(OH)2 phản ứng với HCl

  • D

    Nung nóng Cu(OH)2

Câu 10 :

Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

  • A

    Màu xanh vẫn không thay đổi.

  • B

    Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn

  • C

    Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ

  • D

    Màu xanh đậm thêm dần

Câu 11 :

Cho 100ml dung  dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

  • A

    Làm quỳ tím hoá xanh

  • B

    Làm quỳ tím hoá đỏ

  • C

    Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro

  • D

    Không làm đổi màu quỳ tím

Câu 12 :

Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:

  • A

    6,4 gam 

  • B

    9,6 gam 

  • C

    12,8 gam                 

  • D

    16 gam

Câu 13 :

Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    17,645 gam 

  • B

    16,475 gam 

  • C

    17,475 gam             

  • D

    18,645 gam

Câu 14 :

Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    9,8 gam 

  • B

    14,7 gam 

  • C

    19,6 gam                 

  • D

    29,4 gam

Câu 15 :

Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

  • A

    16,05 gam 

  • B

    32,10 gam               

  • C

    48,15 gam                           

  • D

    72,25 gam

Câu 16 :

Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là :

  • A

    0,3 mol 

  • B

    0,4 mol             

  • C

    0,6 mol                              

  • D

    0,9 mol

Câu 17 :

Trung hoà hoàn toàn 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch (a%) là:

  • A

    1,825% 

  • B

    3,650% 

  • C

    18,25%                  

  • D

    36,50%

Câu 18 :

Cho 200 gam dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2 gam P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng chứa các chất tan là

  • A

    K3POvà K2HPO4 

  • B

    KH2PO4 và K2HPO4

  • C

    K3POvà KOH 

  • D

    K3PO4 và H3PO4 

Câu 19 :

Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

  • A
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH), NaOH.
  • B
    KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
  • C
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
  • D
    Cu(OH)2, Mg(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
Câu 20 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  • A
    HCl. 
  • B
    Ca(OH)2
  • C
    MgCl2.
  • D
    H2SO4
Câu 21 :

Nhiệt phân sắt (III) hiđroxit thu được sản phẩm là:

  • A
    Fe2O3.  
  • B
    Fe.       
  • C
    Fe2O3 và H2O.             
  • D
    Fe và H2O.
Câu 22 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C
    Quỳ chuyển đen.         
  • D
    Quỳ không chuyển màu.
Câu 23 :

Bazơ nào bị nhiệt phân hủy ?

  • A
    Ba(OH)2.    
  • B
    Ca(OH)2
  • C
    NaOH.
  • D
    Cu(OH)2.
Câu 24 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:        

  • A
    1 lít
  • B
    2 lít
  • C
    1,5 lít
  • D
    3 lít
Câu 25 :

Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không xảy ra phản ứng với nhau)

  • A
    KOH, HCl      
  • B
    KOH, Na2SO4
  • C
    Ba(OH)2, Na2SO4
  • D
    KOH, H2SO4
Câu 26 :

Có những bazơ: NaOH, Al(OH)3, Zn(OH)2, KOH. Nhóm bazơ làm quỳ hóa xanh là:

  • A
    NaOH, Al(OH)3
  • B
    Al(OH)3, Zn(OH)2.
  • C
    Zn(OH)2, KOH.
  • D
    NaOH, KOH.
Câu 27 :

Nhóm bazơ vừa tác dụng với  dung dịch H2SO4 vừa tác dụng  được với  dung dịch NaOH là:

  • A
    Ba(OH)2, NaOH
  • B
    NaOH, Cu(OH)2
  • C
    Al(OH)3, Zn(OH)2      
  • D
    Zn(OH)2, Mg(OH)2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 1.1

Những bazơ nào tác dụng được với dung dịch HCl?

  • A.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

  • B.

    NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.

  • C.

    NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các bazơ đều tác dụng được với dung dịch axit HCl.

Câu 1.2

b) Những bazơ nào bị nhiệt phân hủy?

  • A.

    NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

  • B.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • C.

    Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2 , Al(OH)3 , Fe(OH)2

Cu(OH)2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CuO + H2O

2Al(OH)3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 3H2O

Fe(OH)2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ FeO + H2O

Câu 1.3

c) Những bazơ nào tác dụng được với CO2 ?

  • A.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • B.

    NaOH, Ba(OH)2.

  • C.

    NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • D.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những bazơ tan có khả năng tác dụng với oxit axit : NaOH, Ba(OH)2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

Câu 1.4

d) Những bazơ nào đổi màu quì tím thành xanh?

  • A.

    NaOH, Ba(OH)2.

  • B.

    Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

  • C.

    NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.

  • D.

    NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những bazơ tan làm quỳ tím chuyển màu xanh: NaOH, Ba(OH)2

Câu 2 :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, MgO, CuO, Fe2O3, K2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch bazơ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Những oxit bazơ có khả năng tạo thành bazơ là oxit bazơ tan được trong nước

Lời giải chi tiết :

Các oxit bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

Câu 3 :

Cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,5M để trung hoà 400 ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M?

  • A

    1,5 lít.

  • B

    0,5 lít.

  • C

    1,6 lít.  

  • D

    1,0 lít.  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số mol NaOH theo 2PT:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,4.0,5 = 0,2\,\,mol;\,\,{n_{HCl}} = 0,4\,\,mol$

Phương trình phản ứng:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,2     →    0,4 (mol)

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,4  →  0,4 (mol)

=> ∑nNaOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol

$ = > {V_{NaOH}} = \frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,8}}{{0,5}} = 1,6$ lít

Câu 4 :

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

  • A

    quỳ tím và dung dịch BaCl2.

  • B

    quỳ tím và dung dịch KOH.

  • C

    phenolphtalein.           

  • D

    phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Nhận biết axit và bazơ bằng quỳ tím

+) Nhận biết 2 axit còn lại bằng dựa vào tính chất riêng của H2SO4

Lời giải chi tiết :

Dùng quỳ tím:

+ NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

+ H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

+ Có kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 →  BaSO4  +2HCl

+ Không có hiện tượng gì là HCl

Câu 5 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của mỗi bazơ và tính tan của muối sunfat

Lời giải chi tiết :

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Câu 6 :

Cho 18,8 gam kali oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ. Thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên là

  • A

    85,96 ml.        

  • B

    171,92 ml.      

  • C

    128,95 ml.                  

  • D

    214,91 ml.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

K2O + H2O → 2KOH

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

+) tính số mol  H2SO4 theo số mol KOH $ = > \,\,{m_{dd\,\,{H_2}S{O_4}}}$ 

+) Áp dụng công thức: m = D . V

Lời giải chi tiết :

${n_{{K_2}O}} = 0,2\,\,mol$

K2O + H2O → 2KOH

0,2 mol     →     0,4 mol

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

0,4   →    0,2 mol

$ = > {m_{{H_2}S{O_4}}} = 0,2.98 = 19,6\,\,gam\,\, = > \,\,{m_{dd\,\,{H_2}S{O_4}}} = \frac{{19,6.100\% }}{{20\% }} = 98\,\,gam$

Áp dụng công thức: m = D . V => $V = \frac{m}{D} = \frac{{98}}{{1,14}} = 85,96$ ml

Câu 7 :

Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước dư thu được dung dịch X. Cho X vào 200 gam dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    4,9 gam.         

  • B

    7,4 gam.         

  • C

    9,8 gam.

  • D

    11,8 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} < \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1}$ => phản ứng tính theo NaOH

+)  ${n_{Cu{{(OH)}_2}}} = \frac{1}{2}.{n_{NaOH}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{N{a_2}O}} = 0,1\,\,mol;\,\,{m_{CuS{O_4}}} = \frac{{200.16\% }}{{100\% }} = 32\,\,gam\,\, = > \,\,{n_{CuS{O_4}}} = 0,2\,\,mol$

Na2O + H2O → 2NaOH

 0,1 mol    →      0,2 mol

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = \frac{{0,2}}{2} = 0,1 < \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = 0,2$ => CuSO4 dư, NaOH phản ứng hết

=> phản ứng tính theo NaOH

=>  ${n_{Cu{{(OH)}_2}}} = \frac{1}{2}.{n_{NaOH}} = 0,1\,\,mol\,\, = > \,\,a = 0,1.98 = 9,8\,\,gam$

Câu 8 :

Trung hòa 300 ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

Câu 8.1

Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là

  • A.

    90 gam.

  • B.

    100 gam.        

  • C.

    180 gam.        

  • D.

    117 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

+) tính mNaOH => m­dd NaOH =  $\frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,3.1,5 = 0,45\,\,mol$

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

0,9 mol ← 0,45 mol

=> mNaOH = 0,9.40 = 36 gam => m­dd NaOH =  $\frac{{36.100\% }}{{40\% }} = 90\,\,gam$

Câu 8.2

Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045 g/ml) thì thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu?

  • A.

    255,14 ml.      

  • B.

    861,24 ml.      

  • C.

    754,67 ml.      

  • D.

    765,55 ml.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhận thấy tỉ lệ KOH hay NaOH phản ứng với H2SO4 đều như nhau

+) nKOH = nNaOH  => mKOH  => mdd KOH = $\frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}$

+) Áp dụng công thức:  $m = D.V$

Lời giải chi tiết :

Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH ta có phương trình:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

Nhận thấy tỉ lệ KOH hay NaOH phản ứng với H2SO4 đều như nhau

=> nKOH = nNaOH = 0,9 mol

=> mKOH  = 0,9.56 = 50,4 gam => mdd KOH = $\frac{{50,4.100\% }}{{5,6\% }} = 900\,\,gam$

Áp dụng công thức: $m = D.V{\text{ }} = > V = \frac{m}{D} = \frac{{900}}{{1,045}} = 861,24\,\,ml$

Câu 9 :

Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?

  • A

    Cho dd Ca(OH)2 dư phản ứng với SO2

  • B

    Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4

  • C

    Cho Cu(OH)2 phản ứng với HCl

  • D

    Nung nóng Cu(OH)2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A. Cho dd Ca(OH)phản ứng với SO2

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O      

=> không tạo ra oxit bazơ

B. Cho dd NaOH phản ứng với dd H2SO4

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

=> không tạo ra oxit bazơ

C. Cho Cu(OH)phản ứng với HCl

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

=> không tạo ra oxit bazơ

D. Nung nóng Cu(OH)2

Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuO + H2O

=> tạo ra oxit bazơ là CuO

Câu 10 :

Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

  • A

    Màu xanh vẫn không thay đổi.

  • B

    Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn

  • C

    Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ

  • D

    Màu xanh đậm thêm dần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch KOH có phản ứng sau:

HCl + KOH → KCl + H2O

KCl là muối không làm đổi màu quỳ tím nên đến khi HCl phản ứng vừa đủ với KOH thì màu xanh của dung dịch nhạt dần và mất hẳn. Tiếp tục nhỏ dung dịch HCl tới dư thì trong dung dịch lúc này chứa HCl và KCl, HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ => dung dịch chuyển sang màu đỏ

Câu 11 :

Cho 100ml dung  dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

  • A

    Làm quỳ tím hoá xanh

  • B

    Làm quỳ tím hoá đỏ

  • C

    Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro

  • D

    Không làm đổi màu quỳ tím

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol của Ba(OH)2 và HCl

+) Xét chất dư, chất hết => dung dịch sau phản ứng gồm những chất nào

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,1.0,1=0,01\,mol;\,\,{{n}_{HCl}}=0,1.0,1=0,01\,mol$

PTHH: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}}{1}=\frac{0,01}{1}>\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,01}{2}=0,005$

=> Ba(OH)2 dư, HCl phản ứng hết

=> Dung dịch sau phản ứng thu được gồm BaCl2 và Ba(OH)2

Vì BaCl2 là muối, không làm đổi màu quỳ, còn Ba(OH)2 là bazơ làm quỳ hóa xanh

=> dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ hóa xanh

Câu 12 :

Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:

  • A

    6,4 gam 

  • B

    9,6 gam 

  • C

    12,8 gam                 

  • D

    16 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Cu(OH)2

+) Viết PTHH:

Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CuO + H2O

+) Tính số mol CuO theo số mol Cu(OH)2

 CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Cu + H2O

+) Tính số mol Cu theo số mol Cu

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}=\frac{{{m}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}}{{{M}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}}=\frac{19,6}{64+2+32}=0,2\text{ }mol\)

        Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CuO + H2O

Tỉ lệ     1                 1

Pứ        0,2              ? mol

Từ pt => \({{n}_{CuO}}={{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}=0,2\text{ }mol\)

            CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Cu + H2O

Tỉ lệ     1                      1

Pứ        0,2                  ? mol

Từ pt => nCu = nCuO= 0,2 mol

=> mCu = nCu . MCu = 0,2 . 64 = 12,8 gam

Câu 13 :

Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    17,645 gam 

  • B

    16,475 gam 

  • C

    17,475 gam             

  • D

    18,645 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Ba(OH)2 và số mol H2SO4

+) Viết  PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol kết tủa theo chất hết

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}={{V}_{Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}.{{C}_{M\text{ }Ba{{\left( OH \right)}_{2}}}}\) = 0,2 . 0,4 = 0,08 mol

\({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{V}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}.\text{ }{{C}_{M\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}\) = 0,25 . 0,3 = 0,075 mol

PTHH:        Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

                        1               1                 1

                       0,08          0,075           ? mol

Từ phương trình ta có tỉ lệ \(\frac{{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}}{1}>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}(0,08>0,075)\)

=> \({{n}_{BaS{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,075\text{ }mol\)

=> \({{m}_{BaS{{O}_{4}}}}={{n}_{BaS{{O}_{4}}}}.{{M}_{BaS{{O}_{4}}}}\) = 0,075 . (137 + 32 + 64) = 17,475 gam

Câu 14 :

Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    9,8 gam 

  • B

    14,7 gam 

  • C

    19,6 gam                 

  • D

    29,4 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ nồng độ phần trăm các dung dịch => tính khối lượng chất tan KOH và CuSO4 => số mol

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol kết tủa theo chất hết

Lời giải chi tiết :

\({{m}_{KOH}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }KOH}}.\text{ }C%}{100%}=\frac{400.\text{ }5,6%}{100%}=22,4\,(gam)\)

=> \({{n}_{KOH}}=\frac{{{m}_{KOH}}}{{{M}_{KOH}}}=\frac{22,4}{39+16+1}=0,4\text{ }mol\)

\({{m}_{CuS{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }CuS{{O}_{4}}}}.\text{ }C%}{100%}=\frac{300.16%}{100%}=48\,(gam)\)

=> \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{CuS{{O}_{4}}}}}{{{M}_{CuS{{O}_{4}}}}}=\frac{48}{64+32+64}=0,3\text{ }mol\)

PTHH:        2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

                        2               1               1

                       0,4            0,3            ? mol

Từ phương trình ta có tỉ lệ \(\frac{{{n}_{CuS{{O}_{4}}}}}{1}>\frac{{{n}_{KOH}}}{2}(0,3>0,2)\)

=> \({{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}\text{=}\frac{{{n}_{KOH}}}{2}=0,2\text{ }mol\)

=> \({{m}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}={{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}.\text{ }{{M}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}=0,2.\left( 64+2+32 \right)=19,6\,(gam)\)

Câu 15 :

Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

  • A

    16,05 gam 

  • B

    32,10 gam               

  • C

    48,15 gam                           

  • D

    72,25 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Chất rắn thu được là Fe2O3, tính số mol Fe2O3

+) Viết PTHH, từ số mol Fe2O3, tính số mol Fe(OH)3

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{{{m}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}}{{{M}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}}=\frac{24}{56.2+16.3}=0,15\text{ }mol\)

             2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ        2                       1

Pứ        ?mol                  0,15 mol

Từ pt => \(\text{ }{{n}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}=2.{{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,3\text{ }mol\)

\({{m}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}={{n}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}.{{M}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}=0,3.\left( 56+3+16.3 \right)=32,1\text{ }gam\)

Câu 16 :

Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là :

  • A

    0,3 mol 

  • B

    0,4 mol             

  • C

    0,6 mol                              

  • D

    0,9 mol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH : 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

+) Tính số mol H3PO4 theo số mol NaOH

Lời giải chi tiết :

Do phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 do đó ta có phản ứng

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Tỉ lệ     3                      1

Pứ        0,9                   ?mol

Từ phương trình ta có : \({{n}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}=\frac{1}{3}{{n}_{NaOH}}=\frac{1}{3}.0,9=0,3mol\)

Câu 17 :

Trung hoà hoàn toàn 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch (a%) là:

  • A

    1,825% 

  • B

    3,650% 

  • C

    18,25%                  

  • D

    36,50%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Phản ứng trung hòa tức là KOH phản ứng vừa đủ với HCl

+) Từ số mol KOH tính được số mol HCl

Lời giải chi tiết :

nKOH = V KOH . CM KOH = 0,2 . 0,5 = 0,1 mol

\({{m}_{HCl}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }HCl}}.\text{ }C\%}{100\%}=\frac{200.a\%}{100\%}=2\text{a}\)

PTHH:        KOH + HCl→ KCl+ H2O

                        1          1

                       ?mol     0,1 mol

Từ phương trình ta có nKOH = nHCl = 0,1 mol

=> mHCl = nHCl . MHCl = 0,1.(35,5 + 1) = 3,65 (gam)

=> 2a = 3,65 => a = 1,825

Câu 18 :

Cho 200 gam dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2 gam P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng chứa các chất tan là

  • A

    K3POvà K2HPO4 

  • B

    KH2PO4 và K2HPO4

  • C

    K3POvà KOH 

  • D

    K3PO4 và H3PO4 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol KOH và số mol P2O5

+) P2O5 xảy ra phản ứng với H2O trước: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

+) Viết các PTHH có thể xảy ra

H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (2)
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (3)
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (4)

+) Xét tỉ lệ \(\frac{{{n}_{KOH}}}{{{n}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}}=\frac{a}{b}\)

Nếu $1<\frac{a}{b}<2$ xảy ra phản ứng (2) và (3)

Nếu $2<\frac{a}{b}<3$xảy ra phản ứng (3) và (4)

Lời giải chi tiết :

\({{m}_{KOH}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }KOH}}.C\%}{100\%}=\frac{200.8,4\%}{100\%}=16,8\,(gam)\)

=> \({{n}_{KOH}}=\frac{{{m}_{KOH}}}{{{M}_{KOH}}}\text{=}\frac{16,8}{39+16+1}=0,3\text{ }mol\)

\({{n}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}=\frac{{{m}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}}{{{M}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}}=\frac{14,2}{31.2+5.16}=0,1\text{ }mol\)

PTHH:        P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (1)

                        1                             2

                       0,1                        ? mol

H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (2)
H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (3)
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (4)

Từ phương trình ta có: \(~{{n}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}=2{{n}_{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}=0,1.2=0,2\text{ }mol\)

Tỉ lệ \(\frac{{{n}_{KOH}}}{{{n}_{{{H}_{3}}P{{O}_{4}}}}}=\frac{a}{b}=\frac{0,3}{0,2}=1,5=>1<\frac{a}{b}<2\)

Vậy xảy ra phản ứng (2) và (3) tạo ra hai muối là KH2PO4 và K2HPO4

Câu 19 :

Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

  • A
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH), NaOH.
  • B
    KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
  • C
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
  • D
    Cu(OH)2, Mg(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dd kiềm là các bazơ tan trong nước bao gồm các bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

A. Loại Mg(OH)2 là bazơ không tan

B. Thỏa mãn

C. Loại Fe(OH)2 là bazơ không tan.

D. Loại Cu(OH)2, Mg(OH)2 là bazơ không tan

Câu 20 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  • A
    HCl. 
  • B
    Ca(OH)2
  • C
    MgCl2.
  • D
    H2SO4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết :

Ca(OH)2 là dd bazơ => làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 21 :

Nhiệt phân sắt (III) hiđroxit thu được sản phẩm là:

  • A
    Fe2O3.  
  • B
    Fe.       
  • C
    Fe2O3 và H2O.             
  • D
    Fe và H2O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bazo không tan nhiệt phân tạo thành oxit tương ứng và nước

Lời giải chi tiết :

2Fe(OH)\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)Fe2O3  + 3H2O

Câu 22 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C
    Quỳ chuyển đen.         
  • D
    Quỳ không chuyển màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ sự đổi màu của quỳ tím trong các môi trường axit, bazơ. Từ đó xác định được NaOH có môi trường gì => sự đổi màu của quỳ tím

Lời giải chi tiết :

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 23 :

Bazơ nào bị nhiệt phân hủy ?

  • A
    Ba(OH)2.    
  • B
    Ca(OH)2
  • C
    NaOH.
  • D
    Cu(OH)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Các bazo không tan đều bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit kim loại và nước

Lời giải chi tiết :

Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + H2O

Câu 24 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:        

  • A
    1 lít
  • B
    2 lít
  • C
    1,5 lít
  • D
    3 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ công thức tính nồng độ mol:\({C_M} = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{V} \to V = ?\)

Lời giải chi tiết :

nNaOH = mNaOH : MNaOH = 80 : (23 + 16 + 1) = 2 mol

VNaOH = nNaOH : CM NaOH = 2 : 1 = 2 lít

Câu 25 :

Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không xảy ra phản ứng với nhau)

  • A
    KOH, HCl      
  • B
    KOH, Na2SO4
  • C
    Ba(OH)2, Na2SO4
  • D
    KOH, H2SO4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của bazơ tan

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với dd axit

+ Tác dụng với dung dịch muối (đk tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì có phản ứng: KOH + HCl → KCl + H2O

B. Thỏa mãn vì 2 chất này không có pư với nhau do sản phẩm không tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi.

C. Loại vì có phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH

D. Loại vì có phản ứng: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Câu 26 :

Có những bazơ: NaOH, Al(OH)3, Zn(OH)2, KOH. Nhóm bazơ làm quỳ hóa xanh là:

  • A
    NaOH, Al(OH)3
  • B
    Al(OH)3, Zn(OH)2.
  • C
    Zn(OH)2, KOH.
  • D
    NaOH, KOH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một số dung dịch bazơ tan làm quỳ tím hóa xanh. 

Lời giải chi tiết :

NaOH, KOH là bazơ tan nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 27 :

Nhóm bazơ vừa tác dụng với  dung dịch H2SO4 vừa tác dụng  được với  dung dịch NaOH là:

  • A
    Ba(OH)2, NaOH
  • B
    NaOH, Cu(OH)2
  • C
    Al(OH)3, Zn(OH)2      
  • D
    Zn(OH)2, Mg(OH)2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bazơ vừa tác dụng được với dd axit và dd bazơ ⟹ hidroxit lưỡng tính.

Lời giải chi tiết :

Al(OH)3 , Zn(OH)2 là hai hidroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dd H2SO4 và dd NaOH

PTHH minh họa:

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

close