Trắc nghiệm Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat - Hóa học 9

Đề bài

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím.

Câu 1

Dung dịch có màu nào?

  • A.

    Xanh

  • B.

    Đỏ

  • C.

    Tím

  • D.

    Không màu

Câu 2

Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào ?

  • A.

    Xanh

  • B.

    Đỏ

  • C.

    Tím

  • D.

    Không màu

Câu 3 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Câu 4 :

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

  • A

    H2SOvà KHCO3

  • B

    K2COvà NaCl

  • C

    MgCOvà HCl

  • D

    CaClvà Na2CO3

Câu 5 :

Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

  • A

    NaHCO3, Na2CO3

  • B

    Na2CO3, NaHCO3

  • C

    Na2CO3          

  • D

    Không đủ dữ liệu xác định

Câu 6 :

Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

  • A

    H2O và CO2                                                            

  • B

    H2O và NaOH

  • C

    H2O và HCl                                                             

  • D

    H2O và BaCl2

Câu 7 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A

    1 chất             

  • B

    2 chất             

  • C

    3 chất             

  • D

    không nhận được

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.

Câu 8

Chất rắn X là hỗn hợp gồm :

  • A.

    BaO, MgO, Al2O3.

  • B.

    BaCO3, MgO, Al2O3.

  • C.

    BaCO3, MgCO3, Al.              

  • D.

    Ba, Mg, Al.

Câu 9

Khí Y là :

  • A.

    CO2 và O2               

  • B.

    CO2

  • C.

    O2

  • D.

    CO

Câu 10

Dung dịch Z chứa :

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ba(AlO2)2.              

  • C.

    Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.

  • D.

    Ba(OH)2 và Mg(OH)2.

Câu 11

Kết tủa F là :

  • A.

    BaCO3.          

  • B.

    MgCO3.          

  • C.

    Al(OH)3.                  

  • D.

    BaCO3 và MgCO3.

Câu 12

Trong dung dịch G chứa:

  • A.

    NaOH.           

  • B.

    NaOH và NaAlO2.

  • C.

    NaAlO2.         

  • D.

    Ba(OH)2 và NaOH.

Câu 13 :

Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

  • A

    22,4 lít.

  • B

    224 lít.

  • C

    44,8 lít.

  • D

    448 lít.

Câu 14 :

Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam

  • A

    Na2CO3.H2O

  • B

    Na2CO3.2H2O

  • C

    2Na2CO3.H2O

  • D

    Na2CO3.3H2O

Lời giải và đáp án

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím.

Câu 1

Dung dịch có màu nào?

  • A.

    Xanh

  • B.

    Đỏ

  • C.

    Tím

  • D.

    Không màu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí CO2 tan vào nước cất xảy ra phản ứng:

CO2 + H2O  H2CO3

=> tạo thành axit yếu H2CO3 có khả năng làm quỳ chuyển đỏ => dung dịch có màu đỏ

Câu 2

Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào ?

  • A.

    Xanh

  • B.

    Đỏ

  • C.

    Tím

  • D.

    Không màu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau khi đun nóng, H2CO3 bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch => dung dịch không còn tính axit => quỳ chuyển tím

Câu 3 :

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

  • A

    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

  • B

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • C

    CaCO3 → CaO + H2O.

  • D

    Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình tạo thạch nhũ là quá trình tạo ra CaCO3

Lời giải chi tiết :

Thạch nhũ là CaCO3

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 4 :

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

  • A

    H2SOvà KHCO3

  • B

    K2COvà NaCl

  • C

    MgCOvà HCl

  • D

    CaClvà Na2CO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những cặp chất tác dụng với nhau:

A. H2SO4+ 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

C. MgCO3+ 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

D. CaCl2+ Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Cặp chất không tác dụng với nhau là B. K2CO3 và NaCl

Câu 5 :

Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

  • A

    NaHCO3, Na2CO3

  • B

    Na2CO3, NaHCO3

  • C

    Na2CO3          

  • D

    Không đủ dữ liệu xác định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của CO2 tác dụng với dung dịch NaOH

Lời giải chi tiết :

Ban đầu tạo muối NaCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Sau đó, CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

Câu 6 :

Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

  • A

    H2O và CO2                                                            

  • B

    H2O và NaOH

  • C

    H2O và HCl                                                             

  • D

    H2O và BaCl2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính tan của các muối và tính chất hóa học của muối 

Lời giải chi tiết :

- Cho nước cất vào cả 4 mẫu chất rắn trên, mẫu không tan trong nước là CaCO3 và BaSO4 (nhóm I), 2 mẫu tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm II)

- Cho dung dịch HCl vào các mẫu ở cả 2 nhóm.

+ Nhóm I: mẫu xuất hiện khí thoát ra là CaCO3, mẫu không hiện tượng là BaSO4  

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

+ Nhóm II: mẫu xuất hiện khí thoát ra là Na2CO3, mẫu không hiện tượng là NaCl

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Câu 7 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A

    1 chất             

  • B

    2 chất             

  • C

    3 chất             

  • D

    không nhận được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính tan và tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO­3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.

Câu 8

Chất rắn X là hỗn hợp gồm :

  • A.

    BaO, MgO, Al2O3.

  • B.

    BaCO3, MgO, Al2O3.

  • C.

    BaCO3, MgCO3, Al.              

  • D.

    Ba, Mg, Al.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chỉ có BaCO3 và MgCO3 bị nhiệt phân

(1) BaCO­3 to BaO + CO2

(2) MgCO­3 to MgO + CO2

=> chất rắn X gồm BaO, MgO và Al2O3

Câu 9

Khí Y là :

  • A.

    CO2 và O2               

  • B.

    CO2

  • C.

    O2

  • D.

    CO

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí Y là CO2

Câu 10

Dung dịch Z chứa :

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ba(AlO2)2.              

  • C.

    Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.

  • D.

    Ba(OH)2 và Mg(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxit bazơ và tính lưỡng tính của hợp chất nhôm

Lời giải chi tiết :

Hòa tan chất rắn X vào nước xảy ra phản ứng:

(3) BaO + H2O → Ba(OH)2

(4) Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

=> dung dịch Z chứa Ba(AlO2)2 và có thể còn Ba(OH)2

+) Nếu dư Ba(OH)2 thì Al2O3 phản ứng hết => kết tủa E chỉ gồm MgO

+) Nếu Ba(OH)2 hết thì Al2O3 còn dư => kết tủa E gồm MgO và Al2O3

Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F

2CO2 + Ba(AlO2)2 + 4H2O → 2Al(OH)3 ↓ + Ba(HCO3)2

Hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G => trong E chứa cả Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

=> hỗn hợp E chứa MgO và Al2O3

 dung dịch Z chỉ chứa Ba(AlO2)2

Câu 11

Kết tủa F là :

  • A.

    BaCO3.          

  • B.

    MgCO3.          

  • C.

    Al(OH)3.                  

  • D.

    BaCO3 và MgCO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của muối nhôm aluminat

Lời giải chi tiết :

kết tủa F là Al(OH)3

Câu 12

Trong dung dịch G chứa:

  • A.

    NaOH.           

  • B.

    NaOH và NaAlO2.

  • C.

    NaAlO2.         

  • D.

    Ba(OH)2 và NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

tính chất hóa học muối cacbonat

Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch G chứa NaOH dư và NaAlO2.

Câu 13 :

Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

  • A

    22,4 lít.

  • B

    224 lít.

  • C

    44,8 lít.

  • D

    448 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính toán theo PT: H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Lời giải chi tiết :

H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

98 gam                       →               2.22,4 lít

980 gam                     →              980.2.22,498 = 448 lít

Vậy thể tích CO2 tạo thành là 448 lít

Câu 14 :

Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam

  • A

    Na2CO3.H2O

  • B

    Na2CO3.2H2O

  • C

    2Na2CO3.H2O

  • D

    Na2CO3.3H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

x.Na2CO3.yH2O to xNa2CO3 + yH2O

+) Tính số mol Na2CO3

+) Bảo toàn khối lượng: mtinh thể  =mH2O+mNa2CO3

+) Tỉ lệ x : y =  nNa2CO3nH2O

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT của muối cacbonat ngậm nước là: x.Na2CO3.yH2O

Khi nung thu được muối khan:

x.Na2CO3.yH2O to xNa2CO3 + yH2O

Chất rắn có khối lượng 2,65 gam là Na2CO3 =>  nNa2CO3=2,65106=0,025mol

Bảo toàn khối lượng: mtinh thể  =mH2O+mNa2CO3

=>  mH2O=3,12,65=0,45 gam=>nH2O=0,025mol

Tỉ lệ x : y = nNa2CO3nH2O=0,0250,025=1:1 

Vậy CTPT của muối cacbonat ngậm nước là Na2CO3.H2O

close