Trắc nghiệm Bài 3. Tính chất hóa học của axit - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất hóa học nào không phải của axit?

  • A

    Tác dụng với kim loại.

  • B

    Tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với oxit axit.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ.

Câu 2 :

Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

  • A

    O2.

  • B

    HCl.

  • C

    CO2.

  • D

    H2O.

Câu 3 :

Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A

    Mg, Zn, Ag, Cu.

  • B

    Mg, Zn, Fe, Cu.         

  • C

    Zn, Fe, Al, Mg.

  • D

    Al, Cu, Fe, Ag.

Câu 4 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A

    Ba(OH)2.        

  • B

    Ca(NO3)2.       

  • C

    AgNO3.

  • D

    MgSO4.

Câu 5 :

Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là

  • A

    NaOH.           

  • B

    Na2CO3.         

  • C

    H2SO4.

  • D

    Ca(OH)2.

Câu 6 :

Nhóm oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

  • A

    Na2O, SO3, CO2.                    

  • B

    K2O, P2O5, CaO.        

  • C

    BaO, Al2O3, Na2O.    

  • D

    CaO, BaO, K2O.

Câu 7 :

Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là

  • A

    Na2SO3, CaCO3, Zn.

  • B

    Al, MgO, KOH.         

  • C

    BaO, Fe, CaCO3.

  • D

    Zn, Fe2O3, Na2SO3.

Câu 8 :

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 500 ml dd HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

  • A

    0,5M.

  • B

    0,6M.

  • C

    0,15M.

  • D

    0,3M.

Câu 9 :

Cho 16,25 gam kẽm vào 300 gam dung dịch HCl lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là

  • A

    316,25 gam.

  • B

    300,00 gam.

  • C

    312,35 gam.

  • D

    315,75 gam.

Câu 10 :

Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    63% và 37%.

  • B

    61,9% và 38,1%.

  • C

    61,5% và 38,5%.        

  • D

    65% và 35%.

Câu 11 :

Cho 1,25 lít dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của x là

  • A

    1,25

  • B

    2,0

  • C

    2,5

  • D

    1,5

Câu 12 :

Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

  • A

    8,42%.

  • B

    5,34%.

  • C

    9,36%.

  • D

    14,01%.

Câu 13 :

Hòa tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại R bằng dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối clorua có nồng độ 17,03%. Công thức hiđroxit của kim loại R là

  • A

    Mg(OH)2.                   

  • B

    Cu(OH)2.                   

  • C

    Zn(OH)2.                   

  • D

    Fe(OH)3.

Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A là

  • A

    32,23% và 67,77%.

  • B

    31,03% và 68,97%.

  • C

    56,25% và 43,75%.

  • D

    45,55 và 54,45%.

Câu 15 :

Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    46,60

  • B

    34,95

  • C

    23,30

  • D

    27,96

Câu 16 :

Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:

  • A

    Muối và khí hiđro.      

  • B
    Muối và nước.
  • C
    Dung dịch bazơ.         
  • D
    Muối.
Câu 17 :

Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng

  • A
    Hóa hợp 
  • B
    Trung hòa 
  • C
    Thế 
  • D
    Phân hủy
Câu 18 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.
Câu 19 :

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

  • A
    0,8M và 0,6M. 
  • B
    1M và 0,5M. 
  • C
    0,6M và 0,7M.            
  • D
    0,2M và 0,9M.
Câu 20 :

Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam:

  • A
    CuO, MgCO3
  • B
    Cu, CuO
  • C
    Cu(NO3)2, Cu
  • D
    CuO, Cu(OH)2
Câu 21 :

Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:

  • A
    Zn
  • B
    Na2SO3
  • C
    FeS 
  • D
    Na2CO3
Câu 22 :

Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:

  • A
    Al,  Fe,  Pb.
  • B
    Al2O3,  Fe2O3,  Na2O
  • C
    Al(OH)3,  Fe(OH)3,  Cu(OH)2.
  • D
    BaCl2,  Na2SO4,  CuSO4.
Câu 23 :

Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

  • A
    2,5 lít  
  • B
    0,25 lít   
  • C
    3,5 lít    
  • D
    1,5 lít

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất hóa học nào không phải của axit?

  • A

    Tác dụng với kim loại.

  • B

    Tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với oxit axit.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của axit

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học không phải của axit là: Tác dụng với oxit axit.     

Axit không phản ứng với oxit axit

Câu 2 :

Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

  • A

    O2.

  • B

    HCl.

  • C

    CO2.

  • D

    H2O.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit tác dụng với kim loại tạo muối và giải phóng khí hiđro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3 :

Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A

    Mg, Zn, Ag, Cu.

  • B

    Mg, Zn, Fe, Cu.         

  • C

    Zn, Fe, Al, Mg.

  • D

    Al, Cu, Fe, Ag.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện xảy ra phản ứng giữa kim loại và axit H2SO4 loãng là:

Các kim loại phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tác.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.

Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.

Câu 4 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A

    Ba(OH)2.        

  • B

    Ca(NO3)2.       

  • C

    AgNO3.

  • D

    MgSO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2

Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3

PTHH:  AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3

Câu 5 :

Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là

  • A

    NaOH.           

  • B

    Na2CO3.         

  • C

    H2SO4.

  • D

    Ca(OH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần xác định CuO là loại oxit gì và dung dịch nào của Cu có màu xanh lam

Lời giải chi tiết :

CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Câu 6 :

Nhóm oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

  • A

    Na2O, SO3, CO2.                    

  • B

    K2O, P2O5, CaO.        

  • C

    BaO, Al2O3, Na2O.    

  • D

    CaO, BaO, K2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của axit và tính chất hóa học của oxit

Lời giải chi tiết :

Loại A vì SO3, CO2 không phản ứng với dung dịch HCl

Loại B vì P2O5 không phản ứng với dung dịch HCl

Loại C vì Al2O3 không tan trong nước

Câu 7 :

Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là

  • A

    Na2SO3, CaCO3, Zn.

  • B

    Al, MgO, KOH.         

  • C

    BaO, Fe, CaCO3.

  • D

    Zn, Fe2O3, Na2SO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của axit viết các phương trình phản ứng \( \to\) đáp án

Lời giải chi tiết :

Viết phản ứng ở từng đáp án

A.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B.  

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4

\( \to\) Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí

C.

BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4   

CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4

\( \to\) Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí

D.

H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

\( \to\) Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí

Câu 8 :

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 500 ml dd HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

  • A

    0,5M.

  • B

    0,6M.

  • C

    0,15M.

  • D

    0,3M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

tính số mol HCl theo số mol H2 => tính CM

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = 0,15\,\,mol$

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

         0,3       ←           0,15  mol

=> nHCl = 0,3 mol => CM HCl = 0,3 / 0,5 = 0,6M

Câu 9 :

Cho 16,25 gam kẽm vào 300 gam dung dịch HCl lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là

  • A

    316,25 gam.

  • B

    300,00 gam.

  • C

    312,35 gam.

  • D

    315,75 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) từ số mol Zn => số mol H2

+) phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng – mH2

+) mdd trước phản ứng = mZn + mdd HCl

Lời giải chi tiết :

nZn = 0,25 mol

Zn  +  2HCl  →  ZnCl2 + H2

0,25 → 0,25      →         0,25  mol

Vì phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng – mH2

Ta có: mdd trước phản ứng = mZn + mdd HCl = 16,25 + 300 = 316,25 gam

=> mdd sau phản ứng = 316,25 – 0,25.2 = 315,75 gam

Câu 10 :

Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    63% và 37%.

  • B

    61,9% và 38,1%.

  • C

    61,5% và 38,5%.        

  • D

    65% và 35%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Zn phản ứng với H2SO4, Cu không phản ứng.

+) từ số mol H2 => tính số mol Zn => khối lượng Zn và Cu

Lời giải chi tiết :

Chỉ có Zn phản ứng với H2SO4, Cu không phản ứng.

nH2 = 0,1 mol

Zn + H2SO4  → ZnSO4 + H2

0,1         ←                         0,1  mol

=> mCu = 10,5 – m­Zn = 10,5 – 0,1.65 = 4 gam

$\% {m_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{10,5}}.100\% = 61,9\% ;\,\,\% {m_{Cu}} = 38,1\% $

 

Câu 11 :

Cho 1,25 lít dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của x là

  • A

    1,25

  • B

    2,0

  • C

    2,5

  • D

    1,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ số mol KOH => số mol HCl

+) sử dụng CT: ${C_M} = \frac{n}{V} = > V = \frac{n}{{{C_M}}}$

Lời giải chi tiết :

nKOH = 1,25 mol

KOH + HCl → KCl + H2O

1,25 → 1,25

${C_M} = \frac{n}{V} = > V = \frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{1,25}}{{0,5}} = 2,5\,\,lít$

Câu 12 :

Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

  • A

    8,42%.

  • B

    5,34%.

  • C

    9,36%.

  • D

    14,01%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp A = 56x + 171y = 44,78   (1)

+) từ PTHH => tính số mol mỗi muối theo x, y => mmuối = 74,5x + 208y = 56,065  (2)

+) mdd trước pứ = mhỗn hợp A + mdd HCl

+) Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên mdd sau pứ = mdd trước pứ

Lời giải chi tiết :

mHCl = 400.7,3% = 29,2 gam

Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = 56x + 171y = 44,78   (1)

KOH + HCl → KCl + H2O

  x          →         x

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

   y              →            y

=> mmuối = 74,5x + 208y = 56,065  (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:  $\left\{ \begin{gathered}56x + 171y = 44,78 \hfill \\74,5x + 208y = 56,065 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,25 \hfill \\y = 0,18 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

$ = > {n_{BaC{l_2}}} = 0,18\,\,mol\,\, = > {m_{BaC{l_2}}} = 0,18.208 = 37,44\,\,gam$

Ta có mdd trước pứ = mhỗn hợp A + mdd HCl = 44,78 + 400 = 444,78 gam

Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên mdd sau pứ = mdd trước pứ = 444,78 gam

$= > {\text{ }}C{\% _{BaC{l_2}}} = \frac{{37,44}}{{444,78}}.100\% = 8,42\%$

Câu 13 :

Hòa tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại R bằng dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối clorua có nồng độ 17,03%. Công thức hiđroxit của kim loại R là

  • A

    Mg(OH)2.                   

  • B

    Cu(OH)2.                   

  • C

    Zn(OH)2.                   

  • D

    Fe(OH)3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của axit

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại R có hóa trị n \( \to\) hiđroxit của R là R(OH)n

Giả sử lấy 1 mol R(OH)n

R(OH)n + nHCl → RCln + nH2O

 1 mol → n mol → 1 mol

\( \to\) mHCl = 36,5n \( \to\) mdd HCl = $\dfrac{{36,5n.100}}{{14,6}} = 250n$  gam

${m_{RC{l_n}}} = R + 35,5n\,\,gam$

mdd trước pứ = mR(OH)n + mdd HCl = R + 17n + 250n = R + 267n

Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay kết tủa \( \to\) mdd sau pứ = mdd trước pứ = R + 267n

 \( \to C{\% _{RC{l_n}}} = \dfrac{{R + 35,5n}}{{R + 267n}}.100\%  = 17,03\%  \to R = 12n\)

\( \to\) công thức hiđroxit là Mg(OH)2

Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A là

  • A

    32,23% và 67,77%.

  • B

    31,03% và 68,97%.

  • C

    56,25% và 43,75%.

  • D

    45,55 và 54,45%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp A = 72x + 80y = 23,2  (1)

+) từ PTHH, tính số mol H2SO4 theo x và y $ = > {n_{{H_2}S{O_4}}} = x + y = 0,3\,\,(2)$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,2.1,5 = 0,3mol$

Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = 72x + 80y = 23,2  (1)

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  x   →   x

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

  y  →    y

$ = > {n_{{H_2}S{O_4}}} = x + y = 0,3\,\,(2)$

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}72x + 80y = 23,2 \hfill \\x + y = 0,3 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,1 \hfill \\y = 0,2 \hfill \\ \end{gathered} \right.$  

$ = > \% {m_{F{\text{e}}O}} = \frac{{0,1.72}}{{23,2}}.100\% = 31,03\% ;\,\,\% {m_{CuO}} = 68,97\% $

 

Câu 15 :

Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    46,60

  • B

    34,95

  • C

    23,30

  • D

    27,96

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét dư thừa: $\frac{{{n_{BaC{l_2}}}}}{1} < \,\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1}$ => H2SO4 dư, BaCl2 phản ứng hết

=> số mol kết tủa tính theo số mol BaCl2

Lời giải chi tiết :

${n_{BaC{l_2}}} = 0,2.0,6 = 0,12\,\,mol;\,\,{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,4.0,5 = 0,2\,\,mol$

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Vì $\frac{{{n_{BaC{l_2}}}}}{1} = 0,12 < \,\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = 0,2$ => H2SO4 dư, BaCl2 phản ứng hết

$= > {\text{ }}{n_{BaS{O_4}}} = {n_{BaC{l_2}}} = 0,12\,\,mol\,\, = > {m_{BaS{O_4}}} = 0,12.233 = 27,96\,\,gam$

Câu 16 :

Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:

  • A

    Muối và khí hiđro.      

  • B
    Muối và nước.
  • C
    Dung dịch bazơ.         
  • D
    Muối.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit + bazơ → muối và nước

Câu 17 :

Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng

  • A
    Hóa hợp 
  • B
    Trung hòa 
  • C
    Thế 
  • D
    Phân hủy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

HCl + NaOH → NaCl + H­2O

Phản ứng giữa axit và bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

Câu 18 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dung dịch bazơ + dung dịch muối → muối mới + bazơ mới (điều kiện có chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl

Câu 19 :

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

  • A
    0,8M và 0,6M. 
  • B
    1M và 0,5M. 
  • C
    0,6M và 0,7M.            
  • D
    0,2M và 0,9M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)

Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)

HCl    + NaOH → NaCl + H2O           (1)

0,01x  → 0,01x                                   (mol)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O   (2)

0,01y   →0,02y                                   (mol)

Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)

Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối

=> mmuối = mNaCl + mNa2SO4  (**)

Từ (*) và (**) => x = ? và y = ? từ đó tính được nồng độ của mỗi chất.

Lời giải chi tiết :

Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)

Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)

HCl    + NaOH → NaCl + H2O           (1)

0,01x  → 0,01x                                   (mol)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O   (2)

0,01y   →0,02y                                   (mol)

Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)

Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối

=> mmuối = mNaCl + mNa2SO4

=> 0,1x. 58,5 + 0,1y. 142 = 13,2 (**)

Từ (*) và (**) => x = 0,8 và y = 0,6

Vậy nồng độ ban đầu của HCl = 0,8M và H2SO4 = 0,6M

Câu 20 :

Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam:

  • A
    CuO, MgCO3
  • B
    Cu, CuO
  • C
    Cu(NO3)2, Cu
  • D
    CuO, Cu(OH)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muối đồng có màu đặc trưng là màu xanh lam ⟹ chọn các chất có phản ứng với dung dịch H2SO4 sinh ra muối đồng.

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì sinh ra MgSO4 không màu.

B,C. Loại vì Cu không pư với dd H2SO4.

D. Thỏa mãn vì cả 2 chất cùng phản ứng sinh ra muối CuSO4 có màu xanh lam

PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

             Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Câu 21 :

Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:

  • A
    Zn
  • B
    Na2SO3
  • C
    FeS 
  • D
    Na2CO3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định được khí mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là khí SO2. Từ đó xác định chất phản ứng với HCl sinh ra được khí SO2.

Lời giải chi tiết :

Khí mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là khí SO2.

A. Loại vì sinh ra khí H2 ; PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

B. Thỏa mãn vì sinh ra khí SO2; PTHH: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

C. Loại vì sinh ra khí H2­­S có mùi trứng thối; PTHH: FeS + 2HCl → FeCl­2 + H2S↑

D. Loại vì sinh ra CO2 không có mùi; PTHH: Na2CO3 2HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Câu 22 :

Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:

  • A
    Al,  Fe,  Pb.
  • B
    Al2O3,  Fe2O3,  Na2O
  • C
    Al(OH)3,  Fe(OH)3,  Cu(OH)2.
  • D
    BaCl2,  Na2SO4,  CuSO4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của axit

+ Axit tác dụng được với oxit bazơ

+ Axit tác dụng được với bazơ

+ Axit tác dụng được với muối (điều kiện: tạo thành muối mới không tan trong axit hoặc axit tạo thành yếu hơn axit phản ứng)

+ Axit tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết :

A. Loại vì Al, Fe có phản ứng.

B,C Loại vì cả 3 chất đều phản ứng.

D. Thỏa mãn, cả 3 chất đều không phản ứng

Câu 23 :

Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

  • A
    2,5 lít  
  • B
    0,25 lít   
  • C
    3,5 lít    
  • D
    1,5 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đối số mol: nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3 = ?

PTHH:       MgCO3    +    2HCl →  MgCl2 + H2O + CO2

Tính số mol của HCl theo số mol của MgCO3: nHCl = 2nMgCO3 = ?

VHCl = nHCl : CM = ?

Lời giải chi tiết :

nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3 = 21 : (24 + 12 + 48) = 0,25mol

PTHH:       MgCO3    +    2HCl →  MgCl+ H2O + CO2

                     1mol             2mol     

                    0,25mol          ? mol

\({n_{HCl}} = \frac{{0,25.2}}{1} = 0,5mol.\)

VHCl = nHCl : CM HCl = 0,5 : 2 = 0,25l

close