Trắc nghiệm Bài 19. Sắt - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Câu 2 :

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A

    Fe + S $\xrightarrow{{{t^o}}}$ FeS

  • B

    4Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3

  • C

    2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3      

  • D

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3 :

Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với

  • A

    Cl2.     

  • B

    dung dịch HCl.

  • C

    O2.      

  • D

    S.

Câu 4 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Câu 5 :

Thí nghiệm không xảy ra phản ứng là

  • A

    cho sắt vào dung dịch HCl.

  • B

    cho sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng.   

  • D

    cho sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.

Câu 6 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Câu 7 :

Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là

  • A

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

  • B

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.

  • D

    sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8 :

Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl vừa đủ. Các chất thu được sau phản ứng là

  • A

    FeCl2 và H2.   

  • B

    FeCl2, Cu và H2.        

  • C

    Cu và khí H2

  • D

    FeCl2 và Cu.

Câu 9 :

Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    4,48

  • C

    3,36

  • D

    1,12

Câu 10 :

Để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

  • A

    2,7 gam.         

  • B

    4,05 gam.       

  • C

    5,40 gam.

  • D

    6,75 gam.

Câu 11 :

Hòa tan hết 2,8 gam kim loại Fe vào cốc đựng 60 gam dung dịch HCl 7,3% thu được khí H2 và dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối sắt (II) clorua trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    9,11%.

  • B

    10,03%.

  • C

    10,13%.

  • D

    12,13%.

Câu 12 :

Có thể phân biệt Fe và Al bằng dung dịch:

  • A
    NaOH.
  • B
    HCl.                
  • C
    H2SO4 (loãng).                                                
  • D
    CuSO4.
Câu 13 :

Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    3,2.
  • B
    6,5.
  • C
    6,4.
  • D
    12,9.
Câu 14 :

Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là

  • A
    21,3 gam.
  • B
    20,5 gam.
  • C
    10,55 gam.
  • D
    10,65 gam.
Câu 15 :

Thể tích khí Oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 8,4 gam sắt là?

  • A
    2,24 lít.
  • B
    5,6 lít.
  • C
    8,4 lít.
  • D
    6,72 lít.
Câu 16 :

Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 17 :

Nung hỗn hợp chứa 23,2 gam Fe3O4 và 5,6 gam Fe trong không khí thu được 32 gam một oxit sắt. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn lượng sắt trong khí O2 thu được một oxit sắt có tỉ lệ \(\frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{3}\). Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 19 :

Dẫn khí hidro dư qua ống sứ đựng 21,6 gam oxit sắt nung nóng thu được sắt và hỗn hợp H2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp khí H2 và hơi nước qua bình CuSO4 khan thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Công thức của oxit sắt (biết CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O)

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 20 :

Dùng 3,36 lít khí H2 (đktc) để khử hoàn toàn 8 gam oxit sắt thu được sắt và hơi nước. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 21 :

Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt bằng khí CO dư thu được 11,2 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 8,8 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 22 :

Dẫn khí CO dư qua lượng oxit sắt thu được 58,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí CO, CO2 qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 23 :

Cần 10,752 lít CO để khử hoàn toàn 27,84 gam oxit sắt thu được sắt và khí cacbonic. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 24 :

Dẫn khí CO dư đi qua 24 gam oxit sắt thu được sắt và hỗn hợp khí CO và CO2. Cho toàn bộ hỗn hợp CO và CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe2O3.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.
Câu 25 :

Hòa tan 14,4 gam oxit sắt cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 2M thu được dung dịch muối sắt. Công thức của oxit sắt là:

  • A
    Fe2O3.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe2O2.
Câu 26 :

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

  • A
    0,1 mol.           
  • B
    0,2 mol.                       
  • C
    0,3 mol.                                   
  • D
    0,4 mol.
Câu 27 :

Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất đ­ược 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:

  • A
    2,26190 tấn
  • B
    1 tấn 
  • C
    2,82738 tấn
  • D
    1,37514 tấn
Câu 28 :

Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:

  • A
    Al 
  • B
    Cr 
  • C
    Au  
  • D
    Fe
Câu 29 :

Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2  (đktc). Kim loại đem hoà tan là:

  • A
    Mg  
  • B
    Zn 
  • C
    Pb 
  • D
    Fe

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của sắt khác với các kim loại khác là: tính nhiễm từ

Câu 2 :

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A

    Fe + S $\xrightarrow{{{t^o}}}$ FeS

  • B

    4Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3

  • C

    2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3      

  • D

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình không đúng là: 4Fe + 3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3

Sắt tác dụng với oxi tạo oxit sắt từ: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe3O4

Câu 3 :

Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với

  • A

    Cl2.     

  • B

    dung dịch HCl.

  • C

    O2.      

  • D

    S.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với O2

PTHH: 3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe3O4

Câu 4 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch MgCl2 vì Mg mạnh hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học

Câu 5 :

Thí nghiệm không xảy ra phản ứng là

  • A

    cho sắt vào dung dịch HCl.

  • B

    cho sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng.   

  • D

    cho sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thí nghiệm không xảy ra phản ứng là : cho sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.

Câu 6 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 7 :

Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là

  • A

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

  • B

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.

  • D

    sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A. 2Fe + 6H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

D. Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8 :

Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl vừa đủ. Các chất thu được sau phản ứng là

  • A

    FeCl2 và H2.   

  • B

    FeCl2, Cu và H2.        

  • C

    Cu và khí H2

  • D

    FeCl2 và Cu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào tính chất hóa học của sắt và đồng. Xét xem đồng và sắt có tác dụng với HCl không.

- Viết các PTHH và xác định sản phẩm tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl => sau phản ứng còn Cu

Fe phản ứng với HCl: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vậy các chất thu được là: FeCl2, Cu và H2

Câu 9 :

Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    4,48

  • C

    3,36

  • D

    1,12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tính số mol Fe => số mol H2

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,15 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,15 mol        →          0,15 mol

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 10 :

Để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng bột nhôm ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

  • A

    2,7 gam.         

  • B

    4,05 gam.       

  • C

    5,40 gam.

  • D

    6,75 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH: Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

$ = > {n_{A{\text{l}}}} = 2.{n_{F{e_2}{O_3}}}$

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{8}{160}=0,05\,mol$

PTHH: Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

$ = > {n_{A{\text{l}}}} = 2.{n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1\,mol\,\, = > {m_{Al}} = 2,7\,\,gam$

Câu 11 :

Hòa tan hết 2,8 gam kim loại Fe vào cốc đựng 60 gam dung dịch HCl 7,3% thu được khí H2 và dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối sắt (II) clorua trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    9,11%.

  • B

    10,03%.

  • C

    10,13%.

  • D

    12,13%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2}$ => Fe phản ứng hết, HCl dư

+)  ${n_{{H_2}}} = {n_{F{\text{e}}C{l_2}}} = {n_{F{\text{e}}}}$

+) mdd sau pứ = mdd trước pứ  - mH2

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,05 mol;

${m_{HCl}} = \frac{{60.7,3}}{{100}} = 4,38\,gam\,\, = > {n_{HCl}} = 0,12\,mol$

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \frac{{0,05}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2} = \frac{{0,12}}{2} = 0,06$ => Fe phản ứng hết, HCl dư

=> phản ứng tính theo Fe

Ta có: ${n_{{H_2}}} = {n_{F{\text{e}}C{l_2}}} = {n_{F{\text{e}}}}$

 Vì phản ứng tạo khí H2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ  - mH2 = 2,8 + 60 – 0,05.2 = 62,7 gam

$ = > C{\% _{F{\text{e}}C{l_2}}} = \frac{{0,05.127}}{{62,7}}.100\% = 10,13\% $

Câu 12 :

Có thể phân biệt Fe và Al bằng dung dịch:

  • A
    NaOH.
  • B
    HCl.                
  • C
    H2SO4 (loãng).                                                
  • D
    CuSO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của Al và Fe.

Al thì có phản ứng với dd kiềm còn Fe thì không có phản ứng => dùng dd kiềm để nhận biết.

Lời giải chi tiết :

- Al và Fe đều tác dụng với dd HCl và H2SO4 (loãng) tạo muối tan và giải phóng khí H2

\(2Al\,\, + \,\,6HCl\,\, \to \,2AlC{l_3}\,\, + \,\,3{H_2}\uparrow \)

\(Fe\,\, + \,\,HCl\,\, \to \,\,FeC{l_2}\,\, + \,\,{H_2}\uparrow \)

\(2Al\,\, + \,3\,{H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,A{l_2}{(S{O_4})_3}\, + \,3{H_2}\uparrow \)

\(Fe\,\, + \,\,{H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,FeS{O_4}\,\, + \,\,{H_2}\uparrow \)

=> Không dùng dd HCl và H2SO4 (loãng) để phân biệt

- Al và Fe đều tác dụng với dd CuSOtạo Cu (đỏ) và dd CuSO4 màu xanh nhạt dần

\(2Al\,\, + \,\,3CuS{O_4}\,\, \to \,\,A{l_2}{(S{O_4})_3}\,\, + \,\,3Cu\)

\(Fe\,\, + \,\,CuS{O_4}\,\, \to \,\,FeS{O_4}\,\, + \,\,Cu\,\)

=> Không dùng dd CuSO4 để phân biệt

- Al tác dụng được với dd NaOH, tạo muối phức và giải phóng khí H2

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

  Fe không tác dụng với dd NaOH

=> Dùng dd NaOH để phân biệt

Câu 13 :

Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    3,2.
  • B
    6,5.
  • C
    6,4.
  • D
    12,9.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ nFe = mFe/MFe.

+ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

+ Chất rắn thu được là Cu: Theo PTHH thì nCu = nFe => mCu = MCu.nCu.

Lời giải chi tiết :

+ nFe = mFe/MFe = 5,6/56 = 0,1 mol.

+ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

+ Chất rắn thu được là Cu: nCu = nFe = 0,1 mol.  => mCu = MCu.nCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 14 :

Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là

  • A
    21,3 gam.
  • B
    20,5 gam.
  • C
    10,55 gam.
  • D
    10,65 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTPU: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Áp dụng ĐLBT khối lượng: mFe + mCl2 = mFeCl3.

=>  mCl2 = mFeCl3 – mFe.

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Áp dụng ĐLBT khối lượng: mFe + mCl2 = mFeCl3

 => mCl2 = mFeCl3 – mFe = 32,5 – 11,2 = 21,3 gam.

Câu 15 :

Thể tích khí Oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 8,4 gam sắt là?

  • A
    2,24 lít.
  • B
    5,6 lít.
  • C
    8,4 lít.
  • D
    6,72 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ nFe = mFe/MFe.

+ PTHH: 3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4

+ Theo PTHH thì nO2 = 2/3.nFe ⟹ VO2 = nO2.22,4.

Lời giải chi tiết :

+ nFe = mFe/MFe = 8,4/56 = 0,15 mol.

+ PTHH: 3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4

+ Theo PTHH thì nO2 = 2/3.nFe = 2/3. 0,15 = 0,1 mol.

=> VO2 = 0,1.22,4 = 2,24 l

Câu 16 :

Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ khối lượng bình tăng tính nCO2.

Từ nCO2 tính nFeCO3, dựa vào phương trình phản ứng kết hợp nO2 và nFe2O3 tìm ra công thức oxit sắt

Lời giải chi tiết :

nFe2O3 = 0,1, nO2 = 0,05 mol

Khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 6,6 gam, nCO2 = 0,15 mol

FeCO3 → FeO + CO2.

0,15       0,15   ← 0,15

2FeO + 0,5O2 → Fe2O3. (1)

0,15 →0,0375     0,075

2FexOy + (3x – 2y)/2 O2   → xFe2O3. (2)

            0,025.(3x – 2y)/2x ← 0,1 – 0,075 = 0,025

Từ (2) nO2 = 0,05 – 0,0375 = \(0,0125{\rm{ }} = \frac{{0,025.(3x - 2y)}}{{2x}}\)⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO

Câu 17 :

Nung hỗn hợp chứa 23,2 gam Fe3O4 và 5,6 gam Fe trong không khí thu được 32 gam một oxit sắt. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ nFe3O4, nFe tính nFexOy, dựa vào khối lượng oxit sắt tìm CT của oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

nFe3O4= 0,1 mol, nFe = 0,1 mol

xFe3O4 + (3y-4x)/2 O2 à3FexOy.

0,1                             à  0,3/x

xFe + y/2O2 à FexOy.

0,1              à   0,1/x

nFexOy = 0,4/x  ⟹ MFexOy = 80x = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn lượng sắt trong khí O2 thu được một oxit sắt có tỉ lệ \(\frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{3}\). Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ tỉ lệ khối lượng ⟹ mFe, mO ⟹nFe, nO từ đó tìm ra công thức oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

Ta có mFe =7 gam, mO = 3 gam ⟹ nFe = 0,125 mol, nO = 0,1875 mol.

⟹  \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,125}}{{0,1875}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.

Câu 19 :

Dẫn khí hidro dư qua ống sứ đựng 21,6 gam oxit sắt nung nóng thu được sắt và hỗn hợp H2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp khí H2 và hơi nước qua bình CuSO4 khan thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Công thức của oxit sắt (biết CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O)

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ khối lượng bình tăng tính khối lượng nước tính được nH2O.

Từ nH2O ⟹ tính nOoxit kết hợp nFe tìm được CT oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

CuSO4 + 5H2O à CuSO4.5H2O

Nhận xét: CuSO4 khan hấp phụ nước tạo thành tinh thể CuSO4.5H2O ⟹ khối lượng bình tăng = khối lượng nước = 5,4 gam ⟹ nH2O = 0,3 mol.

yH2 + FexOy → yH2O + xFe

Nhận xét: nOoxit = nH2O = 0,3 mol

Ta có mFe = moxit – mO = 16,8 ⟹ nFe = 0,3 mol, nO = 0,3 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,3}}{{0,3}} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO

Câu 20 :

Dùng 3,36 lít khí H2 (đktc) để khử hoàn toàn 8 gam oxit sắt thu được sắt và hơi nước. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dùng mol khí H2 tính được số mol của oxit sắt

Dựa vào số mol oxit sắt và khối lượng tìm ra công thức của oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,15 mol.

yH2 + FexOy → yH2O + xFe

0,15→ 0,15/y

MFexOy = 160y/3 = 56x + 16y  ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.

Câu 21 :

Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt bằng khí CO dư thu được 11,2 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 8,8 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    FeO.
  • B
    Fe2O3.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khối lượng bình Ca(OH)2 tăng tính nCO2.

Dựa vào tỉ lệ số mol sắt và số mol oxi tìm ra công thức oxit sắt.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình Ca(OH)2 tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 8,8 ⟹ nCO2 = 0,2 mol

nCO2 = nOoxit = 0,2 mol, nFe = 0,2 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,2}}{{0,2}} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO.

Câu 22 :

Dẫn khí CO dư qua lượng oxit sắt thu được 58,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí CO, CO2 qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O

Ta nhận xét về khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam từ đó tìm nCO2

Từ nCO2 xác định nOoxit và lập được công thức.

Lời giải chi tiết :

Gọi nCO2 là x

Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O

                      x   →       x

mgiảm = mCaCO3 – mCO2 = 100x – 44x = 78,4 ⟹ x = 1,4 mol

nCO2 = nOoxit = 1,4 mol; nFe = 1,05 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{1,05}}{{1,4}} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4.

Câu 23 :

Cần 10,752 lít CO để khử hoàn toàn 27,84 gam oxit sắt thu được sắt và khí cacbonic. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính nCO dựa vào nCO tính được nFexOy và tìm ra được công thức của oxi sắt.

Lời giải chi tiết :

nCO = 0,48 mol

yCO + FexOy → xFe + yCO2.

0,48 → 0,48/y

MFexOy= 58y = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4.

Câu 24 :

Dẫn khí CO dư đi qua 24 gam oxit sắt thu được sắt và hỗn hợp khí CO và CO2. Cho toàn bộ hỗn hợp CO và CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe2O3.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe3O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính nCaCO3 suy ra mol CO2.

Dựa vào phương trình phản ứng ta nhận xét nOoxit và nCO2.

Dùng BTKL oxit moxit = msắt + moxi ⟹ msắt

⟹ CT của oxit

Lời giải chi tiết :

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

nCaCO3 = nCO2 = 0,45 mol

yCO + FexOy → xFe + yCO2.

Nhận xét: toàn bộ oxi trong oxit chuyển vào CO2 ( hoặc có thể hiểu yCO + yOoxit → yCO2)

và nOoxit = nCO2 = 0,45 mol

BTKL: moxit = msắt + moxi ⟹ msắt = 24 – 0,45.16 = 16,8 gam

⟹ nFe =0,3; nO= 0,45

 \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{0,3}}{{0,45}} = \frac{2}{3}\)⟹ Fe2O3.

Câu 25 :

Hòa tan 14,4 gam oxit sắt cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 2M thu được dung dịch muối sắt. Công thức của oxit sắt là:

  • A
    Fe2O3.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe3O4.
  • D
    Fe2O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính nHCl dựa vào số mol HCl tính được mol oxit sắt ⟹ Moxit = m/n và tìm được tỉ lệ x/y.

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,2 mol

FexOy + yH2SO4 → xFe(SO4)y/x  + yH2O.

0,2/y ← 0,2

Moxit = 14,4 : (0,2/y) = 72y = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{1}{1}\) ⟹ FeO.         

Câu 26 :

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

  • A
    0,1 mol.           
  • B
    0,2 mol.                       
  • C
    0,3 mol.                                   
  • D
    0,4 mol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)

PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

             x  ← x                              → x   (mol)

Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe => 1,6 = 64x – 56x => x = ?=l (mol)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)

PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

             x  ← x                              → x   (mol)

Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe

=> 1,6 = 64x – 56x

=> 1,6 = 8x

=> x = 0,2 (mol)

Câu 27 :

Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất đ­ược 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:

  • A
    2,26190 tấn
  • B
    1 tấn 
  • C
    2,82738 tấn
  • D
    1,37514 tấn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ta có sơ đồ phản ứng sau:  Fe2O3 → 2Fe

Công thức tính phần trăm: \(\% Fe = \frac{{{m_{Fe}}}}{{m{\,_{gang}}}}.100\%  \Rightarrow {m_{Fe}} = ? \Rightarrow {n_{Fe}} = ?\)

Từ sơ đồ tính được mFe2O3 lí thuyết

Vì %H = 80% =>\({m_{F{e_2}{O_3}thuc\,te}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}\,li\,thuyet}}}}{{\% H}}.100\% \)

Quặng Hemantit chứa 60% Fe2O3

\( =  > m{\,_{hemantit}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{60\% }}.100\%  = ?\)

Lời giải chi tiết :

Thực tế trong 1 tấn gang 95% Fe có mFe= 1.0,95=0,95( tấn)

Vì hiệu suất cả quá trình là 80% nên số lượng sắt theo lý thuyết tạo ra là mFe lý thuyết = 0,95/0,8=1,1875 ( tấn)

Ta có sơ đồ phản ứng sau

                              Fe2O3    →    2Fe

Theo sơ đồ            160 tấn  →    112     tấn

Theo đề bài            x tấn     ←   1,1875 tấn

\( \Rightarrow x = \frac{{1,1875 \times 160}}{{112}} = 1,696\,(\tan )\)

Khối lượng quặng hemantit chứa 60% Fe2O3 là: \( =  > m{\,_{hemantit}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{60\% }}.100\%  = \frac{{1,696}}{{60\% }}.100\%  = 2,827\,(tan)\)

Câu 28 :

Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:

  • A
    Al 
  • B
    Cr 
  • C
    Au  
  • D
    Fe

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra: 2A + 3Cl2 → 2ACl3

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết :

2A + 3Cl2 → 2ACl3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

m+ mCl2 = mACl3 => mCl2 = mACl3 – m= 97,5 – 33,6 = 63,9g

=> nCl2 = 0,9 mol

Từ PTHH ta có nA = 2/3 n Cl2 = 0,6 mol

=> MA = mA : nA = 33,6 : 0,6 = 56 (sắt)

Câu 29 :

Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2  (đktc). Kim loại đem hoà tan là:

  • A
    Mg  
  • B
    Zn 
  • C
    Pb 
  • D
    Fe

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra: 2A + 3Cl2 → 2ACl3

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết :

Gọi A là kim loại cần tìm

A + 2HCl → ACl2 + H2

nH2 = VH2 : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

từ pthh ta có nA = nH2 = 0,3 mol

=> M= m: n= 16,8 : 0,3 = 56g/mol => A là sắt

close