Trắc nghiệm Bài 27. Cacbon - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

  • A

    Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

  • B

    Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

  • C

    Một số axit như  HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

  • D

    Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...

Câu 2 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D

    cả A và B đều đúng.

Câu 3 :

Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

  • A

    Kim cương, than chì, than gỗ.                  

  • B

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

  • C

    Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

  • D

    Kim cương, than xương, than cốc.

Câu 4 :

Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

  • A

    Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.           

  • B

    Kali hiđroxit, nhôm oxit

  • C

    Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

  • D

    Nước vôi trong; nhôm oxit

Câu 5 :

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

  • A

    CO, CO3

  • B

    CO2, CO3

  • C

    CO, CO2

  • D

    CO2, C2O4

Câu 6 :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

  • A

    Kim cương

  • B

    Than chì

  • C

    Fuleren           

  • D

    Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Câu 7 :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

  • A

    Áp suất của khí COtrong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • B

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • C

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • D

    Áp suất của khí COtrong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

Câu 8 :

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than có chứa 90% cacbon. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ.

  • A

    133333 kJ.       

  • B

    147750 kJ.       

  • C

    144450 kJ.

  • D

    191340 kJ.

Câu 9 :

Cho 1,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao thu được 0,28 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % của hỗn hợp trên là

  • A

    50% CuO; 50% Fe2O3           

  • B

    40% CuO; 60% Fe2O3

  • C

    30% Fe2O3; 70% CuO

  • D

    56% Fe2O3; 44% CuO

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

  • A

    Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

  • B

    Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

  • C

    Một số axit như  HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

  • D

    Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong luyện kim, người ta sử  dụng cacbon và oxit của kim loại để điều chế kim loại

Câu 2 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D

    cả A và B đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

Câu 3 :

Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

  • A

    Kim cương, than chì, than gỗ.                  

  • B

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

  • C

    Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

  • D

    Kim cương, than xương, than cốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cacbon gồm những dạng thù hình : Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Câu 4 :

Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

  • A

    Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.           

  • B

    Kali hiđroxit, nhôm oxit

  • C

    Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

  • D

    Nước vôi trong; nhôm oxit

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng => (1) là dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

=> khí CO2 bị hấp thụ, còn lại khí CO thoát ra khỏi bình

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Dẫn CO qua (2) thấy chất rắn màu đỏ xuất hiện => chất rắn đó là Cu

=> (2) là CuO

PTHH: CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

Câu 5 :

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

  • A

    CO, CO3

  • B

    CO2, CO3

  • C

    CO, CO2

  • D

    CO2, C2O4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cacbon có thể tạo với oxi 2 oxit là CO, CO2 

C + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2

C + CO2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CO

Câu 6 :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

  • A

    Kim cương

  • B

    Than chì

  • C

    Fuleren           

  • D

    Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là: Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô địch hình.

Câu 7 :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

  • A

    Áp suất của khí COtrong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • B

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • C

    Áp suất của khí COtrong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí COtrong dung dịch thoát ra.

  • D

    Áp suất của khí COtrong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí COtrong dung dịch thoát ra.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp suất giảm => độ tan giảm

Lời giải chi tiết :

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Câu 8 :

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than có chứa 90% cacbon. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ.

  • A

    133333 kJ.       

  • B

    147750 kJ.       

  • C

    144450 kJ.

  • D

    191340 kJ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nhiệt lượng tỏa ra = số mol C . 394

Lời giải chi tiết :

C + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2

Trong 5 kg than có chứa 0,9.5 = 4,5 kg cacbon = 4500 gam

Số mol C = 4500 / 12 = 375 mol

=> nhiệt lượng tỏa ra = 375.394 = 147750 kJ

Câu 9 :

Cho 1,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao thu được 0,28 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % của hỗn hợp trên là

  • A

    50% CuO; 50% Fe2O3           

  • B

    40% CuO; 60% Fe2O3

  • C

    30% Fe2O3; 70% CuO

  • D

    56% Fe2O3; 44% CuO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là x và y mol => PT(1)

2CuO + C $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Cu + CO2

  x           →       x  →  0,5x

2Fe2O3 + 3C $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 4Fe + 3CO2

y             →             2y → 1,5y

$ = > \sum {{n_{C{O_2}}} = PT(2)} $

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{0,28}}{{22,4}} = 0,0125\,mol$

Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là x và y mol

=> 80x + 160y = 1,6   (1)

2CuO + C $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Cu + CO2

  x           →       x  →  0,5x

2Fe2O3 + 3C $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 4Fe + 3CO2

y             →             2y → 1,5y

$ = > \sum {{n_{C{O_2}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5y = 0,0125\,\,(2)} $

Từ (1) và (2) ta có hệ:  $\left\{ \begin{gathered}80{\text{x}} + 160y = 1,6 \hfill \\0,5{\text{x}} + 1,5y = 0,0125 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,01 \hfill \\y = 0,005 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

$ = > \% {m_{CuO}} = \frac{{0,01.80}}{{1,6}}.100\% = 50\% ;\,\,\% {m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} = 50\% $

close