Trắc nghiệm Bài 28. Các oxit của cacbon - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 2 :

Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

  • A

    3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CO2 + 2Fe

  • B

    CO + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ COCl2

  • C

    3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al  + 3CO2       

  • D

    2CO + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$  2CO2

Câu 3 :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

  • A

    đồng (II) oxit và mangan oxit.                

  • B

    đồng (II) oxit và magie oxit.  

  • C

    đồng (II) oxit và than hoạt tính.              

  • D

    than hoạt tính.              

Câu 4 :

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?

  • A

    $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

  • B

    $Ca{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaOH$

  • C

    $CaC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}CaO + C{O_2}$

  • D

    $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

Câu 5 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A

    CO rắn.

  • B

    SO2 rắn.

  • C

    H2O rắn.           

  • D

    CO2 rắn.

Câu 6 :

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A

    H2.          

  • B

    N2.                      

  • C

    CO2.                 

  • D

    O2.                 

Câu 7 :

Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

  • A

    Dung dịch NaOH đặc.

  • B

    Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

  • C

    Dung dịch H2SO4 đặc.

  • D

    Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 8 :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?

  • A

    CO2 là chất nặng hơn không khí

  • B

    CO2 là chất khí không màu, không mùi.

  • C

    CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.

  • D

    CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.

Câu 9 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu 10 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

Lời giải chi tiết :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al => khử được CuO và Fe2O3

Câu 2 :

Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

  • A

    3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CO2 + 2Fe

  • B

    CO + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ COCl2

  • C

    3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al  + 3CO2       

  • D

    2CO + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$  2CO2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học sai là 3CO + Al2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al  + 3CO2 vì CO không khử được Al2O3

Câu 3 :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

  • A

    đồng (II) oxit và mangan oxit.                

  • B

    đồng (II) oxit và magie oxit.  

  • C

    đồng (II) oxit và than hoạt tính.              

  • D

    than hoạt tính.              

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO chỉ khử được các oxit của kim loại khi ở nhiệt độ cao

Lời giải chi tiết :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là than hoạt tính.

Vì CuO và MnO có phản ứng với CO nhưng ở nhiệt độ cao

MgO không phản ứng với CO

Câu 4 :

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?

  • A

    $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

  • B

    $Ca{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaOH$

  • C

    $CaC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}CaO + C{O_2}$

  • D

    $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình tạo thạch nhũ là quá trình tạo ra CaCO3

Lời giải chi tiết :

Sự hình thành thạch nhũ: $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow + C{O_2} + {H_2}O$

Sư xâm thực đá vôi (quá trình hòa tan núi đá vôi): $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

Câu 5 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A

    CO rắn.

  • B

    SO2 rắn.

  • C

    H2O rắn.           

  • D

    CO2 rắn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng oxit của cacbon

Lời giải chi tiết :

“Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.

Nước đá khô là: CO2 rắn

Câu 6 :

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A

    H2.          

  • B

    N2.                      

  • C

    CO2.                 

  • D

    O2.                 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần tìm hiểu thêm về hiệu ứng nhà kính

Lời giải chi tiết :

Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2

Câu 7 :

Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

  • A

    Dung dịch NaOH đặc.

  • B

    Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

  • C

    Dung dịch H2SO4 đặc.

  • D

    Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để loại bỏ HCl và hơi nước thì ta cần tìm hợp chất tác dụng với HCl và hơi nước, không tác dụng với CO2

Lời giải chi tiết :

A loại vì NaOH phản ứng với CO2 và HCl

B loại vì Na2CO3 phản ứng với CO2 và HCl

C loại vì H2SO4 đặc chỉ tách được nước, không tách được CO2và HCl.

D đúng vì NaHCO3 chỉ phản ứng với HCl sinh ra khí CO2 và dung dịch H2SO4 để hút nước.

NaHCO3 + HCl →NaCl + CO2 + H2O

Câu 8 :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?

  • A

    CO2 là chất nặng hơn không khí

  • B

    CO2 là chất khí không màu, không mùi.

  • C

    CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.

  • D

    CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất : CO2 là chất nặng hơn không khí

Câu 9 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO là oxit trung tính, không phản ứng với axit và bazơ. Còn CO2 là oxit axit phản ứng được với bazơ

 

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt khí CO2 và khí CO, ta dùng dung dịch Ca(OH)2 dư vì CO2 tạo kết tủa trắng còn CO không phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

 

Câu 10 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A

    Cl2

  • B

    CO2

  • C

    SO2.            

  • D

    O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bình chữa cháy chứa khí CO2

 

close