Trắc nghiệm Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Câu 2 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C

    Số hiệu nguyên tử

  • D

    Số lớp electron.

Câu 3 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Câu 4 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Câu 5 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A

    Mg, Na, Si, P.

  • B

    Ca, P, B, C.

  • C

    C, N, O, F.

  • D

    O, N, C, B.

Câu 6 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 7 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A

    Tính kim loại mạnh.   

  • B

    Tính phi kim mạnh.

  • C

    X là khí hiếm. 

  • D

    Tính kim loại yếu.

Câu 8 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Câu 9 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Câu 11 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Câu 12 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A

    3 và 3                        

  • B

    4 và 3              

  • C

    4 và 4              

  • D

    3 và 4

Câu 13 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

  • A

    8 và 18                       

  • B

    18 và 8             

  • C

    8 và 8              

  • D

    18 và 32

A là khí không màu mùi hắc, rất độc và nặng hơn không khí

Câu 14

Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng :

+) A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.

+) 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.

  • A.

    SO 

  • B.

    SO3                         

  • C.

    SO2                        

  • D.

    NO2

Câu 15

Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Tính nồng độ mol của muối trung hòa thu được sau phản ứng (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

  • A.

    0,533M 

  • B.

    0,133M 

  • C.

    0,333M                   

  • D.

    0,233M

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C

    Tính kim loại tăng dần.

  • D

    Tính phi kim tăng dần.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

 

Câu 2 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C

    Số hiệu nguyên tử

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Câu 3 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Câu 4 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B

    Ca, K, Mg, Al.

  • C

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D

    Ni, Mg, Li, Cs.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.

Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.

Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al

Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn

Câu 5 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A

    Mg, Na, Si, P.

  • B

    Ca, P, B, C.

  • C

    C, N, O, F.

  • D

    O, N, C, B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

 

 

Lời giải chi tiết :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: C, N, O, F vì 4 nguyên tố này cùng thuộc 1 chu kì và cùng sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

 

Câu 6 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 7 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A

    Tính kim loại mạnh.   

  • B

    Tính phi kim mạnh.

  • C

    X là khí hiếm. 

  • D

    Tính kim loại yếu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết sự biến đổi tính chất trong một chu kì

Lời giải chi tiết :

Từ vị trí này ta biết:

+ Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.

+ Nguyên tố X ở chu kì 3, do đó có 3 lớp electron.

+ Nguyên tố X ở nhóm I có 1e lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

Câu 8 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 + Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 19+ nên B thuộc ô thứ 19

+ Nguyên tố B có 4 lớp e nên B thuộc chu kì 4.

+ Nguyên tố B có 1 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm I

Câu 9 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => đó là Cl

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => điện tích hạt nhân là 17+, có 17 proton, 17 electron

- Nguyên tố X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron

- Nguyên tố X thuộc nhóm VII => lớp e ngoài cùng có 7e

Vì X ở cuối chu kì 3 nên X là phi kim mạnh

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử

Câu 11 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 12 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A

    3 và 3                        

  • B

    4 và 3              

  • C

    4 và 4              

  • D

    3 và 4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

Câu 13 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

  • A

    8 và 18                       

  • B

    18 và 8             

  • C

    8 và 8              

  • D

    18 và 32

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chu kì 3 là chu kì nhỏ => có 8 nguyên tố

Chu kì 5 là chu kì lớn => có 18 nguyên tố

A là khí không màu mùi hắc, rất độc và nặng hơn không khí

Câu 14

Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng :

+) A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.

+) 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.

  • A.

    SO 

  • B.

    SO3                         

  • C.

    SO2                        

  • D.

    NO2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí A, từ khối lượng => Khối lượng mol của A

+) Tính số nguyên tử S và O và kết luận công thức của A

Lời giải chi tiết :

nA = \(\frac{0,35}{22,4}=0,015625\text{ }mol\)

\({{M}_{A}}~=\frac{{{n}_{A}}}{{{m}_{A}}}=\frac{1}{0,015625~}=64\,gam\)

– Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A

\({{m}_{O}}~=\frac{64.50}{100}=32\,gam\Rightarrow ~{{n}_{O}}~=\frac{32}{16~}=2\text{ }mol\)

mS = 64 – 32 = 32g => ns = 32/32 = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2

Câu 15

Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Tính nồng độ mol của muối trung hòa thu được sau phản ứng (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

  • A.

    0,533M 

  • B.

    0,133M 

  • C.

    0,333M                   

  • D.

    0,233M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{{{n}_{S{{O}_{2}}}}}$ kết luận muối tạo thành

+) Viết các PTHH tạo muối tương ứng, tính số mol muối trung hòa thu được

Lời giải chi tiết :

Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối:

${{n}_{S{{O}_{2}}}}=0,2\,mol;\,\,{{n}_{NaOH}}=0,3.1,2=0,36\,mol$

Vì tỉ lệ: $1<\frac{{{n}_{NaOH}}}{{{n}_{S{{O}_{2}}}}}=\frac{0,36}{0,2}=1,8<2$ nên sau phản ứng thu được 2 muối NaHSO3 và Na2SO3

    SO2   +   NaOH  →  NaHSO3   (1)

   0,2 mol → 0,2 mol → 0,2 mol

=> nNaOH dư sau (1) = 0,36 – 0,2 = 0,16 mol

  NaOH  +  NaHSO3 → Na2SO3 + H2O

 0,16 mol → 0,16 mol → 0,16 mol

=> sau 2 phản ứng thu được NaHSO3 (0,2 – 0,16 = 0,04 mol) và Na2SO3 (0,16 mol)

=> ${{C}_{M\,N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}}}=\frac{n}{V}=\frac{0,16}{0,3}=0,533M$

close