Trắc nghiệm Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học 9

Đề bài

Câu 1 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Câu 2 :

Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

  • A

    CuSO4.           

  • B

    Na2SO4.          

  • C

    MgSO4.          

  • D

    K2SO4.

Câu 3 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A

    Fe

  • B

    Zn

  • C

    Cu

  • D

    Mg

Câu 4 :

Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

  • A

    Cu + ZnCl2     

  • B

    Zn + CuCl2     

  • C

    Fe + ZnCl2      

  • D

    Zn + ZnCl2

Câu 5 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A

    Cu, Ca, K, Ba

  • B

    Zn, Li, Na, Cu

  • C

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D

    K, Na, Ca, Ba

Câu 6 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Câu 7 :

Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

  • A

    Fe

  • B

    K

  • C

    Cu

  • D

    Ag

Câu 8 :

Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    6,4

  • B

    3,2

  • C

    10,0

  • D

    5,6

Câu 9 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 10 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác:

  • A

    Fe + CuSO4 ->  FeSO4 + Cu.   

  • B

    Fe + 2AgNO3 ->  Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • C

    Cu + MgSO4 ->  CuSO4 + Mg.                        

  • D

    Cu + 2AgNO3 ->  Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 11 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?

  • A
    Cu                                      
  • B
     Zn                                                           
  • C
     Fe  
  • D
    Na
Câu 12 :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là: 

  • A
    K
  • B

    Na

  • C
    Mg
  • D
    Zn
Câu 13 :

Nhóm kim loại nào sau đây đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất

  • A
    K, Na, Fe
  • B
    K, Na, Li
  • C
    K, Na, Ba
  • D
    K, Na, Ca
Câu 14 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A
    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
  • B
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
  • C
    Mg, K, Fe, Al, Na 
  • D
    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba
Câu 15 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A
    a, c, d. 
  • B
    c, d,e, f. 
  • C
    a,b, e
  • D
    a, b, c, d, e, f.
Câu 16 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A
    Na; Al; Cu; Ag
  • B
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C
    Na; Al; Fe; K. 
  • D
    K; Mg; Ag; Fe.
Câu 17 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A
    Cu 
  • B
    Al  
  • C
    Pb 
  • D
    Ba
Câu 18 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A
    Al.       
  • B
    Fe.       
  • C
    Mg.      
  • D
    Cu.
Câu 19 :

Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A
    Al, Cu, Ag                                                                                                     
  • B
    Al, Fe, Ag 
  • C

    Al, Fe, Mg                                                    

  • D
    Al, Fe, Cu
Câu 20 :

Kim loại X có đặc điểm:

 - Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2

 - Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:

            

  • A
    Đứng giữa Fe và Cu   
  • B
    Đứng giữa Fe và H
  • C
    Đứng giữa Fe và Zn 
  • D
    Đứng giữa Al và Fe

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Câu 2 :

Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

  • A

    CuSO4.           

  • B

    Na2SO4.          

  • C

    MgSO4.          

  • D

    K2SO4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Al sẽ phản ứng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn Al

=> kim loại yếu hơn Al là Cu

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 3 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A

    Fe

  • B

    Zn

  • C

    Cu

  • D

    Mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sử dụng kim loại có mức độ hoạt động mạnh hơn Cu để có phản ứng hóa học với dd CuSOmà không phản ứng với dd ZnSO4.

- Loại phương án Fe và Cu.

- Đối với Mg và Zn, xét xem sử dụng kim loại nào phù hợp nhất để sau phản ứng chỉ thu được dd Zn(SO4) tinh khiết.

Lời giải chi tiết :

- Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

- Không dùng Mg vì có phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓

Sau phản ứng có dd MgSOtạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 4 :

Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

  • A

    Cu + ZnCl2     

  • B

    Zn + CuCl2     

  • C

    Fe + ZnCl2      

  • D

    Zn + ZnCl2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp xảy ra phản ứng là: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Câu 5 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A

    Cu, Ca, K, Ba

  • B

    Zn, Li, Na, Cu

  • C

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D

    K, Na, Ca, Ba

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba

Câu 6 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 7 :

Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

  • A

    Fe

  • B

    K

  • C

    Cu

  • D

    Ag

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 là loại bỏ được AgNO3 và sau phản ứng chỉ thu được Cu(NO3)2

=> dùng kim loại Cu

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 8 :

Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    6,4

  • B

    3,2

  • C

    10,0

  • D

    5,6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl

+) Từ PTHH tính mFe => mCu = mhh – mFe

Lời giải chi tiết :

Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam => mCu = 12 – 5,6 = 6,4 gam

Câu 9 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 10 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác:

  • A

    Fe + CuSO4 ->  FeSO4 + Cu.   

  • B

    Fe + 2AgNO3 ->  Fe(NO3)2 + 2Ag.

  • C

    Cu + MgSO4 ->  CuSO4 + Mg.                        

  • D

    Cu + 2AgNO3 ->  Cu(NO3)2 + 2Ag.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại: Từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng C sai vì Cu là kim loại đứng sau Mg trong dãy điện hóa, nên Cu không thể đẩy được Mg ra khỏi muối MgSO4

Câu 11 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?

  • A
    Cu                                      
  • B
     Zn                                                           
  • C
     Fe  
  • D
    Na

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội : Fe

Câu 12 :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là: 

  • A
    K
  • B

    Na

  • C
    Mg
  • D
    Zn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự ghi nhớ dãy điện hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Kim loại đứng liền trước Al trong dãy điện hóa học của kim loại là Mg.

Câu 13 :

Nhóm kim loại nào sau đây đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất

  • A
    K, Na, Fe
  • B
    K, Na, Li
  • C
    K, Na, Ba
  • D
    K, Na, Ca

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhóm kim loại K, Na, Li đều có hóa trị I trong hầu hết các hợp chất.

Câu 14 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A
    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
  • B
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
  • C
    Mg, K, Fe, Al, Na 
  • D
    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Những kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học thì có phản ứng với HCl sinh ra H2.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 15 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A
    a, c, d. 
  • B
    c, d,e, f. 
  • C
    a,b, e
  • D
    a, b, c, d, e, f.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải chi tiết :

(c), (d), (f)  Không phản ứng

Các phản ứng xảy ra là: (a), (b), (e)

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

(e) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓

Câu 16 :

Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

  • A
    Na; Al; Cu; Ag
  • B
    Al;Fe; Mg; Cu.
  • C
    Na; Al; Fe; K. 
  • D
    K; Mg; Ag; Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

A. Loại Ag

B. Loại Cu

C. Thỏa mãn, các kim loại Na, K phản ứng với H2O có trong dd CuSO4 sinh ra dd bazo sau đó dd bazo phản ứng với dd muối

D. Loại Ag

Câu 17 :

Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

  • A
    Cu 
  • B
    Al  
  • C
    Pb 
  • D
    Ba

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim loại càng đứng đầu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì hoạt động càng mạnh

Lời giải chi tiết :

Ba là kim loại hoạt động mạnh nhất trong các kim loại trên

Câu 18 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A
    Al.       
  • B
    Fe.       
  • C
    Mg.      
  • D
    Cu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

HCl chỉ tác dụng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa của kim loại

Lời giải chi tiết :

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dd HCl => chất rắn T là Cu

Câu 19 :

Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

  • A
    Al, Cu, Ag                                                                                                     
  • B
    Al, Fe, Ag 
  • C

    Al, Fe, Mg                                                    

  • D
    Al, Fe, Cu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A sai vì chỉ có Al pư được với dung dịch H2SO4 loãng

B sai vì Ag không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

C đúng

D sai vì Cu không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

Câu 20 :

Kim loại X có đặc điểm:

 - Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2

 - Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:

            

  • A
    Đứng giữa Fe và Cu   
  • B
    Đứng giữa Fe và H
  • C
    Đứng giữa Fe và Zn 
  • D
    Đứng giữa Al và Fe

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- X tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H => X đứng trước H trong dãy điện hóa

- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe => X đứng sau Fe trong dãy điện hóa

close