Trắc nghiệm Bài 25. Tính chất của phi kim - Hóa học 9Đề bài
Câu 1 :
Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
Câu 2 :
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
Câu 3 :
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là
Cho các chất sau: Cl2, S, Cu, Mg Câu 4
Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit?
Câu 5
Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ?
Câu 6
Chất nào tác dụng với kim loại đồng tạo thành muối?
Câu 7 :
Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là
Câu 8 :
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:
Câu 9 :
Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
Câu 10 :
Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:
Câu 11 :
Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:
Câu 12 :
Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?
Câu 13 :
X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:
Câu 14 :
Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là
Câu 15 :
Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí
Câu 2 :
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2 Loại A vì S ở thể rắn Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng
Câu 3 :
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Cần thuộc bảng nguyên tố hóa học trong SGK, những chất có màu xanh là phi kim Lời giải chi tiết :
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S Cho các chất sau: Cl2, S, Cu, Mg Câu 4
Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Chất tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit là lưu huỳnh (S) S + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO2 Câu 5
Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Chất tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ là Cu và Mg 2Cu + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CuO 2Mg + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2MgO Câu 6
Chất nào tác dụng với kim loại đồng tạo thành muối?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại tính chất hóa học của clo Lời giải chi tiết :
Chất tác dụng với Cu tạo thành muối là Cl2 và S 2Cu + Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CuCl2 Cu + S $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CuS
Câu 7 :
Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là S, C, P S + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO2 C + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5 Loại B, C và D vì Cl2 và Br2 không phản ứng với O2
Câu 8 :
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại
Câu 9 :
Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
Đáp án : A Phương pháp giải :
2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3 +) Tính số mol Fe => tính số mol Cl2 theo số mol Fe Lời giải chi tiết :
nFe = 0,2 mol 2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3 0,2 → 0,3 mol => V = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Câu 10 :
Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch chứa chất mà tất cả Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng Lời giải chi tiết :
Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Câu 11 :
Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Oxit axit tác dụng với nước thu được axit tương ứng. Xét phản ứng của axit với BaCl2 Lời giải chi tiết :
Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết tủa trắng SO3 + H2O → H2SO4 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 12 :
Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?
Đáp án : C Phương pháp giải :
${n_M} = {n_{MC{l_3}}} = > \frac{{10,8}}{M} = \frac{{53,4}}{{M + 3.35,5}} = > M$ Lời giải chi tiết :
2M + 3Cl2 → 2MCl3 Theo PT: ${n_M} = {n_{MC{l_3}}} = > \frac{{10,8}}{M} = \frac{{53,4}}{{M + 3.35,5}} = > M = 27$ => M là Al
Câu 13 :
X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:
Đáp án : B Phương pháp giải :
$\% {m_H} = \frac{{1.3}}{{{\text{X}} + 1.3}}.100\% = 17,65\% = > X$ Lời giải chi tiết :
Gọi phi kim cần tìm là X => hợp chất hiđro của X là: XH3 Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65% $ = > \% {m_H} = \frac{{1.3}}{{{\text{X}} + 1.3}}.100\% = 17,65\% = > X = 14$ => X là nguyên tố N
Câu 14 :
Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là
Đáp án : B Phương pháp giải :
TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 x mol → x mol Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 y mol → y mol Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 z mol → z mol $ = > \sum {{n_{{H_2}}} = > PT\,\,(1)} $ TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2 Zn + Cl2 → ZnCl2 x → x Mg + Cl2 → MgCl2 y → y 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 z → 1,5z $ = > \sum {{n_{C{l_2}}} = > PT(2)} $ Lấy (2) trừ (1) => z Lời giải chi tiết :
Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 x mol → x mol Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 y mol → y mol Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 z mol → z mol $ = > \sum {{n_{{H_2}}} = x + y + z = 0,5\,\,(1)} $ TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2 Zn + Cl2 → ZnCl2 x → x Mg + Cl2 → MgCl2 y → y 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 z → 1,5z $ = > \sum {{n_{C{l_2}}} = x + y + 1,5{\text{z}} = 0,55\,\,(2)} $ Lấy (2) trừ (1) => 0,5z = 0,55 – 0,5 => z = 0,1 mol => mFe = 0,1.56 = 5,6 gam
Câu 15 :
Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Trong bảng hệ thống tuần hoàn khi đi từ trái sang phải tính phi kim tăng dần, đi từ trên xuống dưới trong 1 nhóm tính kim loại tăng dần Lời giải chi tiết :
Tính phi kim: P < O < F
|