Giải mục 1 trang 81, 82, 83 SGK Toán 10 tập 2 - Chân trời sáng tạoGieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Hãy so sánh khả năng xảy ra của hai biến cố: Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố: Hãy tính xác suất của hai biến cố được nêu ra ở hoạt động khởi động của bài học Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ Khám phá 1 Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Hãy so sánh khả năng xảy ra của hai biến cố: A: “Mặt xuất hiện có số chấm là số chẵn” B: “Mặt xuất hiện có số chấm là số lẻ” Lời giải chi tiết: Vì con xúc xắc cân đối và đồng chất nên các mặt có khả năng xuất hiện như nhau Tập hợp mô tả biến cố A là: \(A = \left\{ {(2;4;6)} \right\} \), suy ra có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A Tập hợp mô tả biến cố B là: \(B = \left\{ {(1;3;5)} \right\} \), suy ra có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B Vậy khả năng xảy ra của hai biến cố A và B là như nhau Thực hành 1 Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố: a) “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm” b) “Tổng số chấm trên hai mặt xuất hiện bằng 9” Phương pháp giải: Bước 1: Xác định không gian mẫu Bước 2: Xác định số kết quả thuận lợi của biến cố Bước 3: Tính xác xuất bằng công thức \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\) Lời giải chi tiết: Kết quả của mỗi lần thử là một cặp (i; j) với i và j lần lượt là số chấm xuất hiện trên hai xúc xắc, ta có không gian mẫu là: \(\Omega = \begin{array}{l}\{(1;1),(1;2),(1;3),(1;4),(1;5),(1;6),(2;1),(2;2),(2;3),(2;4),(2;5),(2;6),(3;1),(3;2),(3;3),(3;4),(3;5),(3;6),\\(4;1),(4;2),(4;3),(4;4),(4;5),(4;6),(5;1),(5;2),(5;3),(5;4),(5;5),(5;6),(6;1),(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6)\}\end{array} \) Không gian mẫu gồm có 36 kết quả, tức là \(n\left( \Omega \right) = 36\) a) Ta có tập hợp miêu tả biến cố A \(A = \left\{ {(1;1),(2;2),(3;3),(4;4),(5;5),(6;6)} \right\} \Rightarrow n\left( A \right) = 6\) Do đó, xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\) b) Ta có tập hợp miêu tả biến cố B \(B = \left\{ {(6;3),(5;4)} \right\} \Rightarrow n\left( B \right) = 2\) Do đó, xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{{36}}= \frac{1}{{18}}\) Vận dụng Hãy tính xác suất của hai biến cố được nêu ra ở hoạt động khởi động của bài học Phương pháp giải: Bước 1: Xác định không gian mẫu Bước 2: Xác định số kết quả thuận lợi của biến cố Bước 3: Tính xác xuất bằng công thức \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\) Lời giải chi tiết: Do các viên bi có cùng kích thước và trọng lượng nên số kết quả cho việc lấy 2 viên bi từ hộp có 10 viên bi có \(C_{10}^2\) cách Gọi A là biến cố “Lấy được hai viên bi cùng màu” Việc lấy được hai viên bi cùng màu có hai khả năng +) Khả năng thứ nhất: hai viên bi cùng màu xanh có \(C_5^2\) cách +) Khả năng thứ hai: hai viên bi cùng màu đỏ có \(C_5^2\) cách Suy ra có \(2C_5^2 = 20\) kết quả thuận lợi cho biến cố A Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{20}}{{C_{10}^2}} = \frac{4}{9}\) Gọi B là biến cố “Lấy được hai viên bi khác màu” Việc lấy được hai viên bi khác màu có hai công đoạn +) Công đoạn thứ nhất: Lấy 1 viên bi màu xanh có \(5\) cách +) Công đoạn thứ hai: Lấy 1 viên bi màu đỏ có 5 cách Suy ra có \(5.5 = 25\) kết quả thuận lợi cho biến cố B Vậy xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{25}}{{C_{10}^2}} = \frac{5}{9}\)
Quảng cáo
|