Giải bài 1 trang 85 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạoTung ba đồng xu cân đối và đồng chất. Xác định biến cố đối của mỗi biến cố sau và tính xác xuất của nó: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Đề bài Tung ba đồng xu cân đối và đồng chất. Xác định biến cố đối của mỗi biến cố sau và tính xác xuất của nó: a) “Xuất hiện ba mặt sấp”. b) “Xuất hiện ít nhất một mặt sấp”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng công thức xác suất của biến cố đối. Lời giải chi tiết a) Biến cố A “Xuất hiện ba mặt sấp”. Biến cố đối của biến cố A là \(\overline A\): "Xuất hiện ít nhất một mặt ngửa". Tung ba con đồng xu cân đối và đồng chất mỗi đồng xu có hai khả năng là sấp và ngửa nên không gian mẫu là: \(\Omega \) = {(N, N, N); (N, N, S); (N, S, N); (S, N, N); (N, S, S); (S, N, S); (S, S, N); (S, S, S)}. Suy ra n(\(\Omega \)) = 8. Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (S, S, S) nên n(A) = 1. Xác suất xảy ra biến cố A là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{1}{8}\). Xác suất xảy ra biến cố \(\overline A\) là: \(P(\overline A) = 1 - P(A) = 1 - \frac{1}{8} = \frac{7}{8}\). b) Biến cố đối của biến cố B: “Xuất hiện ít nhất một mặt sấp” là biến cố \(\overline B \): “Không xuất hiện mặt sấp nào”. Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là (N, N, N) nên n(B) = 1. Xác suất xảy ra biến cố \(\overline B \) là \(P(\overline B) = \frac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \frac{1}{8}\). Xác suất xảy ra biến cố B là: \(P(B) = 1 - P(\overline B) = 1 - \frac{1}{8} = \frac{7}{8}\).
Quảng cáo
|