Giải bài 5 trang 85 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạoNăm bạn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín sắp xếp một cách ngẫu nhiên thành một hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác suất của biến cố: Quảng cáo
Đề bài Năm bạn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín sắp xếp một cách ngẫu nhiên thành một hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác suất của biến cố: a) “Nhân và Tín không đứng cạnh nhau” b) “Trí không đứng ở đầu hàng” Phương pháp giải - Xem chi tiết Bước 1: Xác định không gian mẫu Bước 2: Xác định biến cố đối Bước 3: Tính xác suất của biến cố đối bằng công thức \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\) Bước 4:Xác định xác suất của biến cố ban đầu Lời giải chi tiết Tổng số kết quả có thể xảy ra của phép thử là \(n(\Omega ) = 5!\) a) Gọi biến cố \(\overline A \) “Nhân và Tín đứng cạnh nhau” là biến cố đối của biến cố “Nhân và Tín không đứng cạnh nhau” Số kết quả thuận lợi cho \(\overline A \) là: \(n(\overline A \)) = 4!.2! Xác suất của biến cố A là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{4!.2!}}{{5!}} = \frac{2}{5}\) Vậy xác suất của biến cố “Nhân và Tín không đứng cạnh nhau” là \(1 - \frac{2}{5} = \frac{3}{5}\) b) Gọi biến cố A “Trí đứng ở đầu hàng” là biến cố đối của biến cố “Trí không đứng ở đầu hàng” Số kết quả thuận lợi cho A là: \(n(A) = 4!.2\) Xác suất của biến cố A là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{4!.2}}{{5!}} = \frac{2}{5}\) Vậy xác suất của biến cố “Nhân và Tín không đứng cạnh nhau” là \(1 - \frac{2}{5} = \frac{3}{5}\)
Quảng cáo
|