Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị năm 2021Tải vềĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Đề bài PHẦN I (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho chúng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha, "mình vì mọi người, mọi người vì mình" chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là “bệ đỡ” quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ. Lòng trắc ẩn cũng phải "có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. (Nguồn: http://tuoitre.vn) Câu 1 (1,0 điểm) Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì? Câu 2 (1,0 điểm) Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp. Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ đi một mình và đi cùng nhau trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khó, a muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề nóng" trong đời sống cộng đồng vào thời gian gần đây. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-25 dòng), chia sẻ quan điểm của em về cách làm từ thiện có ý nghĩa. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu Cách giải: Điểm khác nhau giữa con người và máy móc chính là ở tình cảm, tấm lòng. Câu 2.
Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp Cách giải: Lời dẫn trực tiếp: Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. -> Lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng. Câu 3.
Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải Gợi ý: Nghĩa của các từ: Đi một mình và đi cùng nhau: - Đi một mình: Là làm việc độc lập, dựa vào sức của mình - Đi cùng nhau: Cùng làm việc dựa trên tinh thần đoàn kết, tương trợ. II. LÀM VĂN Câu 1.
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề. 2. Thân đoạn a. Giải thích - Từ thiện là hoạt động quyên góp và chia sẽ giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh kém may mắn , từ thiện xuất phát từ tấm lòng tình yêu thương con người. b. Biểu hiện - Ngày nay hoạt động từ thiện được biểu hiện dưới nhiều hình thức của các cá nhân mỗi ngày hay tổ chức hoặc tập thể ,như là quyên góp tiền cho người nghèo ,quyên góp quần áo, thức ăn cho người dân miền núi bị sạt lỡ lũ lụt. Những hoạt động từ thiện xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách”. - Các nhà hảo tâm kêu gọi giúp đỡ qua mạng với những hoàn cảnh khốn khó. - Họ đã lan toả tình thương, là sứ mệnh tình nguyện của bản thân mình tới những tấm lòng vàng, lay động lòng trắc ẩn một người. -> Hành động nhân văn, cao đẹp, cần phát huy c. Ý nghĩa - Đi từ thiện là giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khốn cùng, đó là tình người cao đẹp. - Đi từ thiện ngoài việc giúp đỡ chính người nghèo thì việc đó có chính ý nghĩa bản thân mình. - Giúp đỡ, gieo động lực cho những người bất hạnh vượt qua hoàn cảnh. => Những hành động đẹp ấy sẽ lan tỏa tích cực đến toàn xã hội, xã hội sẽ trở nên văn minh tốt đẹp hơn đất nước giàu lòng thương người. d. Phản đề - Không ít người lại lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động từ thiện nhằm mục đích khác: + Đánh bóng tên tuổi + Lừa gạt, trục lợi trên lòng thương của người khác. -> Hành động xấu, sai trái, cần bị lên án - Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình 3.Kết đoạn - Triết lý tình thương luôn mang lại cho đời sống con người những gì tốt đẹp nhất. Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: I. Mở bài: - Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát. II. Thân bài: 1. Phân tích cảm nhận khổ 1 * Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: - Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế. + Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về). + Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như". ---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy. 2. Phân tích cảm nhận khổ 2 - Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. - Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". - Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. 3. Phân tích cảm nhận khổ 3 - Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí. - Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa. - Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống. 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật - Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống. - Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. III. Kết bài: - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. - Nêu cảm xúc khái quát.
Quảng cáo
|