Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam năm 2023Tải vềĐọc đoạn trích sau: (1) Có bao giờ bạn nghe câu hỏi này chưa:"Tại sao chú chim bị nhốt trong lông mà vẫn ca hót?". Trong một vài hoàn cảnh, chúng ta cũng sẽ như chú chim kia, bị tước mất tự do. Song, rằng mỗi bài ca là một lời cầu nguyện thì dù có bị giam cầm trong nghịch cảnh, bạn cũng có thể tìm thấy an bình. Quảng cáo
Đề bài I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau: (1) Có bao giờ bạn nghe câu hỏi này chưa:"Tại sao chú chim bị nhốt trong lông mà vẫn ca hót?". Trong một vài hoàn cảnh, chúng ta cũng sẽ như chú chim kia, bị tước mất tự do. Song, rằng mỗi bài ca là một lời cầu nguyện thì dù có bị giam cầm trong nghịch cảnh, bạn cũng có thể tìm thấy an bình. (2) Có người nói rằng, cuộc đời này chỈ là một giỏ anh đào, tất cả chúng ta là những trái anh đào đang dần chín rục trong giỏ. Thế tại sao chúng ta không thưởng thức vị ngọt của trái chín để thấy rằng mình vẫn được hưởng một cuộc sống vui vẻ. (3) Chỉ có một điều duy nhất quan trọng trong đời, nằm ở cách nhìn của bạn đối với hoàn cảnh mình gặp phải. (Trích Món quà cuộc sống - Dr.Bernie S.Siegel, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020, tr.69) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn (1). Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Chỉ có một điều duy nhất quan trọng trong đời, nằm ở cách nhìn của bạn đối với hoàn cảnh mình gặp phải." không? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 4 đến 6 câu). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn (kho 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình. Câu 2. Cảm nhận của em về tình đồng chí của người lính cách mạng qua đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay . Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.128 - 129) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2: Phương pháp: Căn cứ liên kết câu. Cách giải: Các phép liên kết: lặp (chú chim, bạn,..); thế (chú chim kia); nối (song) Câu 3: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Nội dung của đoạn trích bằng một câu văn. Gợi ý: - Cách nhìn cuộc sống sẽ quyết định hạnh phúc của bạn. ….. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, lí giải. Cách giải: - Học sinh trình bày theo quan điểm của mình. Có lý giải phù hợp. Đảm bảo yêu cầu đoạn văn từ 4-6 câu. Gợi ý: - Đồng ý. - Lý giải: + Cách nhìn đối với hoàn cảnh chính là thái độ sống của một con người. Thái độ sống quyết định chất lượng cuộc sống. + Khi bạn nhìn theo hướng tích cực, bạn sẽ hành xử tích cực, dễ dàng giải quyết các công việc, tạo cho bản thân cảm giác thoải mái. + Khi bạn nhìn theo hướng tiêu cực, bạn dễ rơi vào trạng thái bế tắc, từ đó khiến công việc dần đi vào ngõ cụt. …… II. LÀM VĂN Câu 1 (2 điểm): Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. * Giải thích - Vượt lên chính mình là vượt qua những giới hạn của bản thân, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, đau buồn trong cuộc sống; chiến thắng những tật xấu của bản thân: ích kỉ, ghen tị, thù hận… * Bàn luận: - Ý nghĩa vượt lên chính mình: + Dũng cảm vượt lên chính mình giúp con người có niềm tin vào bản thân, có tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. + Vượt lên chính mình sẽ giúp bạn thay đổi được hoàn cảnh, số phận để cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn, đồng thời sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục…, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. + Vượt lên chính mình cũng giúp ta khám phá được những tiềm năng ẩn sâu trong mỗi con người. +… HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. - Phê phán những người yếu đuối, không dám thử sức, bỏ cuộc khi gặp khó khăn. * Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Chính Hữu. - Gới thiệu tác phẩm Đồng chí. - Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của tình đồng chí. 2. Thân bài: * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm sau khi khái quát cơ sở hình thành tình đồng chí. a. Vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện thông qua sự chia sẻ, thấu hiểu nhau. – Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là thấu hiểu những tâm tư thầm kín của nhau: + Người lính lên đường ra trận quyết tâm để lại sau lưng những gì quí giá, thân thuộc nhất: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” Hai chữ “mặc kệ” thể hiện sự quyết tâm dứt khoát ra đi nhưng đó không phải là phó mặc bởi hình ảnh quê hương, ruộng nương thiếu người chăm sóc, ngôi nhà xiêu vẹo trước gió vẫn hiển hiện đã diễn tả tình cảm thiết tha của họ với gia đình. Nhưng những tình cảm đó phải dồn sâu, nén chặt vào lòng. Với người nông dân, gian nhà, ruộng vườn là cơ nghiệp cả đời gìn giữ. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi, biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ: thì đó quả là sự hi sinh lớn lao. + Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” không chỉ gợi về quê hương, về hậu phương của người lính, ý thơ nói về quê hương nhớ người lính mà ta như thấy được nỗi nhớ của người lính dành cho quê hương, đó là nỗi nhớ hai chiều => Như vậy, đồng chí tức là sự cảm thông sâu xa cho những nỗi miềm tâm tư thầm kín của nhau. – Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí là: cùng nhau chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” Những câu thơ miêu tả hiện thực, thực tới từng chi tiết. Đó là những cơn sốt rét rừng hành hạ không thuốc thang. Đó là đói rét, chân không giày, đầu không mũ, áo một manh. Đó là sương muối tê buốt như cắt da cắt thịt. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Tác giả đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp, từng câu. Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”, điều đó thể hiện sự yêu thương, trân trọng giữa những người lính với nhau. – Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp những người lính vượt qua những thử thách ấy. Họ quên mình để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm. Đó là những nụ cười: “Miệng cười buốt giá”, là “Thương nhau tay nắm ấy bàn tay”. Họ đã quên đi sự giá lạnh của bản thân mà mỉm cười để sưởi ấm cho tâm hồn của những người đồng đội. Đó là những cái nắm tay biết nói của tình yêu thương để truyền cho nhau nghị lực và sức mạnh. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên. -> Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách. b. Vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện qua hình ảnh biểu tượng đẹp, giàu chất thơ. – Câu thơ thứ nhất đã miêu tả rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt của người lính: “Đêm nay rừng hoang sương muối” Không gian hùng vĩ, hoang vu "rừng hoang sương muối", thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt ấy, tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong nhiệm vụ sinh tử. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy tình đồng chí càng trở nên thiêng liêng, cao đẹp. – Câu thơ thứ hai đã khắc họa tư thế chiến đấu của những người lính: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” Những người lính sát cánh bên nhau “đứng cạnh bên nhau”– có tình đồng chí, đồng đội, người. Họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt lính ở trong tư thế chủ động, mạnh mẽ “chờ giặc tới”. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu đứng cạnh nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hai câu thơ đối nhau rất cân chỉnh, đối lập giữa khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá nơi rừng hoang và tình cảm ấm nồng giữa những người lính. – Hình ảnh “đầu súng trăng treo” kết thúc bài thơ là điểm nhấn của khổ 3 cũng là điểm sáng của toàn bài. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. + Nghĩa thực: như Chính Hữu từng tâm sự, trong đêm phục kích chờ giặc, ông chỉ có những người bạn chiến đấu, khẩu súng và vầng trăng, Trời về khuya, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng. Từ thực tế đó, ông đã viết nên hình ảnh “đầu súng mảnh trăng treo”, sau này cắt bớt chữ “mảnh” thành “đầu súng trăng treo” + Nghĩa biểu tượng: nhịp thơ 2/2 kết thúc bằng thanh bằng khiến ta liên tưởng 1 cái gì đó không bị buộc chặt mà chung chiêng, bát ngát, vang xa. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp của trăng và súng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ 4 cho độc lập, tự do của đất nước. Trăng và súng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn. Tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của người lính, đời lính. - Chỉ với 3 câu thơ, biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội, của cuộc đời người chiến sĩ đã được kết lại. - Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Quảng cáo
|