BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VĂN - Lớp 9
B.1 Tìm hiểu chung về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
B.2 Phân tích chi tiết tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
B.3 Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
B.4 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
B.5 Lý thuyết về phương châm hội thoại
B.6 Lý thuyết về cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
C.1 Tìm hiểu chung tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
C.2 Phân tích chi tiết tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
C.3 Phân tích tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
C.4 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
C.5 Lý thuyết về Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
C.6 Lý thuyết về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
F.1 Vài nét về tác giả Phạm Đình Hổ
F.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
F.3 Phân tích chi tiết tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
F.4 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
F.5 Vài nét về tác giả Ngô Gia văn phái
F.6 Tìm hiểu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
F.7 Phân tích chi tiết tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
G.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Truyện Kiều
G.3 Tìm hiểu chung về đoạn trích Chị em Thúy Kiều
G.4 Phân tích chi tiết đoạn trích Chị em Thúy Kiều
G.5 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chị em Thúy Kiều
G.6 Tìm hiểu chung về đoạn trích Cảnh ngày xuân
G.7 Phân tích chi tiết đoạn trích Cảnh ngày xuân
H.1 Tìm hiểu chung về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
H.2 Phân tích chi tiết đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
H.3 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
H.4 Tìm hiểu chung về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
H.5 Phân tích chi tiết đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
I.1 Tìm hiểu chung về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
I.2 Phân tích chi tiết đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
I.3 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán
I.5 Tìm hiểu chung về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
I.6 Phân tích chi tiết đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
I.7 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
K.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Đồng chí
K.3 Phân tích chi tiết tác phẩm Đồng chí
K.4 Phân tích tác phẩm Đồng chí
K.5 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đồng chí
K.7 Tìm hiểu chung về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
K.8 Phân tích chi tiết tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
K.9 Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính
T.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi
T.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
T.3 Phân tích chi tiết tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ
T.4 Lý thuyết về Các thành phần biệt lập
T.5 Lý thuyết về Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
T.6 Lý thuyết về Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
X.1 Vài nét về tác giả Thanh Hải
X.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
X.3 Phân tích chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
X.4 Vài nét về tác giả Viễn Phương
X.5 Tìm hiểu chung về tác phẩm Viếng lăng Bác
X.6 Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác
X.7 Lý thuyết Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
X.8 Lý thuyết Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Y.1 Vài nét về tác giả Hữu Thỉnh
Y.2 Tìm hiểu chung về tác phẩm Sang thu
Y.3 Phân tích chi tiết bài thơ Sang thu
Y.4 Vài nét về tác giả Y Phương
Y.5 Tìm hiểu chung về tác phẩm Nói với con
Y.6 Phân tích chi tiết bài thơ Nói với con
Y.7 Lý thuyết về Nghĩa tường minh và hàm ý
Y.8 Lý thuyết về Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Y.9 Lý thuyết về Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tuần 1
Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yếu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác. Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất; sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì I, kì thi vào 10.
Tuần 2
Hiểu được nội dung, thông điệp ý nghĩa của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; nghệ thuật nghị luận của tác giả. Nắm được các phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, lịch sự. Hiểu và có kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Nội dung ở chủ đề này xuất hiện trong bài kiểm tra Tập làm văn số 1, đặc biệt là các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để làm bài văn thuyết minh
Tuần 3
Hiểu được thông điệp ý nghĩa của văn bản Tuyên bố thế giối về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp; hiểu hệ thống từ ngữ xưng hô của tiếng Việt.
Nội dung ở chủ đề này xuất hiện trong bài kiểm tra Tập làm văn số 1, đặc biệt là các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để làm bài văn thuyết minh
Tuần 4
Qua Chuyện người con gái Nam Xương, thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả Nguyễn Dữ. Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật; hiểu cách để phát triển từ vựng tiếng Việt; nắm được các tình huống và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì I, kì thi vào 10.
Tuần 5
Qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và giá trị nghệ thuật của bài tùy bút cổ. Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân qua Hoàng Lê Nhất thống chí, đồng thời hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. Hiểu việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
Tuần 6
Nắm được nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học, nghệ thuật miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du; thấy được gía trị cơ bản, cảm hứng nhân vật của Truyện Kiều. Nắm được khái niệm và đặc điểm cơ bản của thuật ngữ; hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì I, kì thi vào 10.
Tuần 7
Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích; thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Thấy được thái độ căm ghét của tác giả đối với bản chất xấu xa của kẻ buôn người và tài năng nghệ thuật trong việc khắc họa tính cánh nhân vật phản diện qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ: hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới. Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì I
Tuần 8
Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, hiểu được tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều và ước mơ công lí trong thời đại Nguyễn Du; thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc họa tính cách ngôn ngữ đối thoại. Nắm được cốt truyện Truyện Lục Vân Tiên; hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người và đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Tuần 9
Qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện-ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác ở địa phương. Củng cố kiến thức về từ vựng: từ đơn, từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng.
Tuần 10
Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ trong bài thơ Đồng chí; nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm. Cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Củng cố kiến thức về từ vựng: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. Hiểu được vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì I, kì thi vào 10.
Tuần 11
Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ Bếp lửa.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối học kì I, kì thi vào 10.
Tuần 12
Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngọt ngào, tha thiết của Nguyễn Khoa Điềm. Qua bài thơ Ánh trăng, hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy, biết rút ra bài học về cách sống cho mình. Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương; biết đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối học kì I, kì thi vào 10.
Tuần 13
Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng; nắm được đặc sắc trong nghệ thuật truyện. Hiểu sự khác biệt giữa phương ngữ đang sử dụng với các phương ngữ khác và với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất. Hiểu được tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối học kì I, kì thi vào 10.
Tuần 14
Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm; phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện. Củng cố phần tiếng Việt: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Viết được bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận; hiểu rõ vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối học kì I, kì thi vào 10.
Tuần 15
Cảm nhận tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà; nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. Nắm được những kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ, truyện hiện đại.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối học kì I, kì thi vào 10.
Tuần 16
Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới qua Cố hương, thấy được vị trí của hình tượng nhân vật “tôi”.
Tuần 17
Rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và hiểu rõ tài kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu.
Tuần 18
Hiểu được sự cần thiết cả việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu; biết đặt câu khởi ngữ. Hiểu và viết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Tuần 19
Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi; hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận. Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu; biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Tuần 20
Thấy được thông điệp ý nghĩa của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới; nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập gọi-đáp, phụ chú trong câu; biết đặt câu có thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú. Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Tuần 21
Nắm được mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong bài nghị luận văn chương Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Tuần 22
Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru; thấy sự sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ. Củng cố kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn; nhận ra và chữa lỗi về liên kết. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Tuần 23
Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ; phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ và giọng điệu của bài thơ. Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác; nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ về giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ. Hiểu rõ yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì II, kì thi vào 10.
Tuần 24
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ Sang thu. Cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con. Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý; hiểu rõ các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi giữa kì II, kì thi vào 10.
Tuần 25
Cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”. Nhớ tên các bài thơ, tác giả, nắm chắc nội dung và đặc điểm nổi bật của từng bài thơ đã học. Thấy được thành tựu, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
Tuần 26
Nắm một cách tương đối có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng. Vận dụng các kiến thức đã học ở bài nghị luận về tác phẩm truyện và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm tốt bài Tập làm văn số 7.
Tuần 27
Cảm nhận được ý nghĩa của triết lí về cuộc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện Bến quê. Thấy và phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của truyện. Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng.
Tuần 28
Cảm nhận tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi; thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả Nguyễn Minh Châu. Viết được bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương; nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản.
Nội dung này có thể xuất hiện trong bài thi cuối kì II, kì thi vào 10.
Tuần 29
Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự họa của nhân vật. Hệ thống hóa được các kiến thức về từ loại và cụm từ. Nắm chắc lí thuyết và biết cách viết biên bản, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng.
Tuần 30
Qua đoạn trích Bố của Xi-mông, tìm hiểu diễn biến tâm trạng các nhân vật dưới ngòi bút của nhà văn và rút ra bài học về lòng thương yêu con người. Nắm chắc các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học. Hệ thống hóa được các kiến thức về câu.
Tuần 31
Cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế và tình cảm thương yêu của Lân-đơn khi viết về con chó Bấc. Viết được các hợp đồng có nội dung đơn giản trong cuộc sống.
Tuần 32
Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn; thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Nắm và phân biệt được các kiểu văn bản
Tuần 33
Qua đoạn trích vở kịch Tôi và chúng ta, thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ra; hiểu nghệ thuật tạo hình huống, phát triển mâu thuẫn trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Tuần 34
Trên cơ sở hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học; hình thành hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam. Hiểu tác dụng, biết cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.