Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang năm 2022Tải vềĐọc đoạn trích: Cho đi chính là nhận lại - điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là một sự thật mà rất nhiều người công nhận Quảng cáo
Đề bài I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Cho đi chính là nhận lại - điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là một sự thật mà rất nhiều người công nhận. Chi trừ khi bạn cho đi với dụng ý được nhận lại - đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa - thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả. Sự chia sẽ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của tim, từ chính niềm vui cùng lống vị thu của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp. Có như vậy, sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa. Các bậc cha mẹ chia sẻ thức ăn, chỗ ở và tình yêu thương cho con cái, đơn giản chỉ vì họ yêu quý các con chứ không phải vì họ mong chờ được con yêu thương lại. Suy cho cùng, ý nghĩa của sự chia sẻ rất cao đẹp, nhưng đôi khi chúng ta lại làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp của nó, nếu như chúng ta trao tặng để rồi chỉ mong được người khác công nhận và trông chờ được đền đáp. Điều này đã làm cho cả người cho lẫn người nhận đều không còn nhận thấy giá trị tốt đẹp của việc chia sẻ nữa. (Trích Cho di là con mäl, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 23-24) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, thế nào là sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa? Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của thành phần phụ chủ trong câu: Chỉ trừ khi bạn cho đi với dụng ý được nhận lại – đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa – thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả. Câu 4. (TH) Em có đồng tình với nhận định của tác giả Cho đi chính là nhận lại? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết sống chia sẻ. Câu 2. Trong bài thơ Nội với con, Y Phương viết: Chân phải bước tới tha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nổi Hai bước tới tiếng cuối Người đồng mình yêu làm con ơi Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72) Trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương đối với con trong đoạn thơ trên. Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU: Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ đoạn trích, đọc và tìm ý. Cách giải: Theo đoạn trích, sự sẻ chia mang lại nhiều ý nghĩa khi: Sự chia sẻ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui và lòng vị tha của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp. Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ thành phần biệt lập. Cách giải: Ý nghĩa của thành phần phụ chú: Giải thích rõ hơn về hậu quả của việc cho đi với dụng ý được nhận lại. Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, lí giải. Cách giải: Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp. Gợi ý: - Đồng tình. - Lý giải: Khi con người biết cho đi đồng nghĩa với việc con người tạo ra một giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Con người sẽ được sống trong tình yêu thương, được tôn trọng. Điều đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những giá trị mà con người nhận được khi biết cho đi. II. LÀM VĂN: Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu mặt hình thức: Viết đúng đoạn văn 200 chữ. * Yêu cầu về mặt nội dung: - Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống chia sẻ * Giải thích: - Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khỏ khăn gian khổ trong cuộc sống. - Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống. * Sự cần thiết phải biết sống sẻ chia: - Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ. - Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề. - Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời. - Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình. - Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người. …… * Bàn luận: - Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ. - Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng. Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm nói với con. - Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con trong đoạn trích thơ. 2. Thân bài: a. Tình yêu thương của cha mẹ với con. - Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình: “Chân phải bước tới cha … Hai bước tới tiếng cười” + Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải/ chân trái/ một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là h/a con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. + Thủ pháp liệt kế “tiếng nói/cười”, “tới cha/mẹ” gợi h/a em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lễ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ. => Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời. => Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết “tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha. b. Sự đùm bọc của quê hương đối với con: - Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi … Con đường cho những tấm lòng” + “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở. + Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tau cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình. + Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở. => Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành. - Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” + “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương. + Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình. 3. Kết bài: Khái quát lại nội dung bài viết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
Quảng cáo
|