Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn năm 2020

Tải về

Đọc đoạn thơ sau: Không có gì tự đến đâu con / Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  

Đọc đoạn thơ sau:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa 

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương. 

Không có gì tự đến, dẫu bình thường 

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. 

Như con chim suốt ngày chọn hạt 

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống. 

Câu 2 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc 

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời 

Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng 

Lộc giắt đầy trên lưng 

Mùa xuân người ra đồng 

Lộc trải dài nương mạ 

Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai)

Lời giải chi tiết

Phần I

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. 

Phương pháp: căn cứ các PTBĐ đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính:

Câu 2:

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.

Phương pháp: căn cứ bài So sánh

Cách giải:

Biện pháp so sánh: “Như con chim suốt ngày chọn hạt”

Câu 3:

Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Câu thơ được hiểu là: Quả xanh muốn ngọt được phải trải qua một quá trình tích tụ nhựa cây. Cũng như vậy, muốn có thành quả tốt đẹp, con người cũng phải cố gắng vun trồng.

Câu 4:

Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? 

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Cảm nhận nỗi lòng cha mẹ qua đoạn thơ:

- Cha mẹ muốn nói với các con rằng ở cuộc đời, bất kể điều gì tốt đẹp đến cũng phải có quá trình tích lũy của nó. Cũng như vậy, cha mẹ muốn gửi đến con cái của mình lời khuyên muốn đạt được thành tựu ngay từ bây giờ phải không ngừng nỗ lực, cố gắng.

- Đoạn thơ thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con.

Phần II

Câu 1

Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống. 

Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: nghị lực của con người trong cuộc sống.

2. Giải thích vấn đề

- Nghị lực là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn, thử thách.

=> Nghị lực là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Vai trò của nghị lực:

+ Giúp con người vượt qua những gian lao, thử thách trong cuộc sống.

+ Thay đổi được hoàn cảnh, số phận, giúp con người lạc quan hơn.

+ Người có nghị lực sẽ có được thành công và được mọi người quý mến.

- Biểu hiện của người có nghị lực:

+ Luôn dũng cảm đối mặt với mọi vấn đề.

+ Dám chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình.

+ Truyền cảm hứng sống cho người khác.

- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, gặp việc khó luôn nản lòng, bỏ cuộc.

4.Liên hệ bản thân và Tổng kết

Câu 2

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc 

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời 

Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng 

Lộc giắt đầy trên lưng 

Mùa xuân người ra đồng 

Lộc trải dài nương mạ 

Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

 Tác giả:

- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

Tác phẩm:

- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.

2. Phân tích

2.1/ Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1, 2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang hót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2.2/ Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân …

... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

=> Nhận xét: Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, chỉ khoảng một tháng sau Thanh Hải qua đời nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước.

3. Tổng kết

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close