Đề số 51 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ vănĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 51 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Quảng cáo
Đề bài Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sông bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những canh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước. Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật để dành cho tương lai. Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch. Mọi dòng sông đều đổ hết về biển lớn. Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách […]. Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mơ ước của người Bắc Giang về sự hội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cũng từ đây. (Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà, trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân 2018) 1. Nhận biết Theo đoạn trích trên: a. Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên? b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì? 2. Thông hiểu Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. 3. Thông hiểu Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương. Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? (Trình bày bằng một bài luận khoảng 400 – 500 chữ) Câu 3: (10 điểm) Vận dụng cao Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD 2009) Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rưng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, NXB GD 2009) Lời giải chi tiết Câu 1. 1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: a. Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai. 2. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc) - Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang. 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Tình yêu dành cho những dòng sông quê. - Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn 400 - 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp. - Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: *Nêu vấn đề. *Giải thích vấn đề: - Hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia). - Hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách gợi liên tưởng về những khó khăn lớn lao mà thế hệ trẻ phải vượt qua để hội nhập với thế giới bởi cũng như những dòng sông muốn đổ về biển lớn phải vượt qua bao nhiêu gềnh thác. *Phân tích, bàn luận vấn đề: - Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách? + Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ. + Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều. - Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên: + Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống. + Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại. + Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu. + Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng. - Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc. - Liên hệ bản thân. Câu 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu. - Giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích: Ánh trăng, Đồng chí. 2. Phân tích a. Đoạn trích Ánh trăng. * Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng: - Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo: + Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng. + Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình. - “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh. - “Đồng, bể, sông, rừng”: + Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ. + Kéo trăng và người xích lại gần nhau. + Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ. + Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình. * Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi: - “Trăng”: + “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. + “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người. - Người “giật mình” -> thức tỉnh: + Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. + Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. + Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung. ->Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. => Nhận xét - Nội dung: + Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình. + Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đạo lí uống nước nhớ nguồn. - Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo. + Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi. + Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư. b. Đoạn trích Đồng chí Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí: * Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt: - Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. - Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. -> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng. -> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”. => Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi. * Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”: - Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu. - Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú: + Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ. + Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình. => Nhận xét - Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp. - Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén. c. Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng - Giống nhau: + Vầng trăng là người bạn thủy chung, tình nghĩa. + Vầng trăng luôn bên cạnh con người, nâng đỡ con người trong những phút khó khăn, đưa đường dẫn lối con người trở về với những giá trị nhân văn tốt đẹp. - Khác nhau + Đồng chí: vầng trăng là người đồng chí, là người bạn, là biểu tượng của hòa bình, tự do. + Ánh trăng: vầng trăng mang ý nghĩa thức tỉnh, giúp con người sống với những giá trị đẹp đẽ của dân tộc “Uống nước, nhớ nguồn” 3. Tổng kết
Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|