Đề thi vào 10 môn Văn Bến Tre năm 2023Tải vềĐọc đoạn trích sau: Như thế, mùa mắm còng đâu chỉ là mùa mắm còng. Nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Đọc đoạn trích sau: Như thế, mùa mắm còng đâu chỉ là mùa mắm còng. Nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Cậu biết vậy nên cứ tới mùa còng là làm mắm gửi lên thành phố cho tôi. Lần duy nhất đích thân cậu mang lên khi cậu về hưu cách đây ba năm nhưng cũng là lần buồn nhất: thằng con trai nhỏ bảy tuổi của tôi phán đối quyết liệt, không ăn mắm. Bảo nó là mắm ngon của ông Năm cực khổ mang tử quê lên, nó rằng nhắm mắt nhằm mũi gắp một đũa tí tẹo. Chưa kịp nuốt nó đã nôn ra mật xanh mật vàng. Bàn ăn lặng đi. Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. Lần đó cậu về, buồn, giận, thôi không gửi mắm codng, cũng không lên nữa. Tôi tưởng cậu sống để vậy, chết mang theo, người du kích già sẽ không tha thứ đứa cháu trai kêu bằng ông sinh ra tại chốn thị thành không biết giá trị mắm còng. Nào ngờ, chỉ mươi hôm sau tờ lịch mách báo cho tôi mùa mắm còng tới, vợ tôi tới cơ quan làm việc thì nhận được cái giỏ đệm con con. Vừa mở ra đã nghe cái mùi khăng khẳng quen thuộc của mắm còng. Thật thần kì, cậu đã hết giận. Tháo bọc ni-lon xếp cạnh keo mắm còng ra còn thấy một gói chuối khô, loại chuối hồng phơi nắng tại nhà! Trong bọc chuối hằng có lá thư, nét chữ quen thuộc của cậu tôi xấu như gà bới: "Mắm còng tạo gửi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tạo gửi cho thằng Dân, nó không ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hổm, tao coi truyền hình thấy nó đàn tranh được giải thưởng tạo mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đàn được bài "Khổng Minh toạ lầu" nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tạo nay già rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tao thăm. Cậu Năm". Vợ tôi vừa đọc thư vừa khóc. Còn tôi thì chỉ biết xếp bức thư lại để tối về nhà đọc riêng một mình. (Nguyễn Hồ, Mùa mắm còng, theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Thực hiện các yêu cầu: a) Đoạn trích được kể theo lời kể của ai, đó là người kể chuyện ngôi thứ mấy? b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu: Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. c) Vì sao thằng Dân không ăn được mắm còng mà cậu Năm giận đến vậy? d) Viết đoạn văn (tối đa 6 câu) trình bày cảm nhận về nhân vật cậu Năm sau khi đọc đoạn trích trên. Câu 2. Phân tích tình bà cháu trong đoạn thơ sau và qua đó, trình bày suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lại Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ có kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. (Bằng Việt, Bếp lửa. Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) Lời giải chi tiết Câu 1: a. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: - Đoạn trích được kể theo lời của nhân vật người cháu gọi ông Năm là cậu (tôi). - Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi). b. Phương pháp: Căn cứ cấu tạo câu. Cách giải: Cấu tạo ngữ pháp câu: Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. - Phân tích: CN1: Cậu tôi. VN1: buông đũa, làm bộ cười khà khà. CN2: mặt VN2: tái đi như bị hớp hồn. c. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của bản thân mình, có lý giải phù hợp. Gợi ý: Thằng Dân không ăn mắm được mắm còng khiến cậu Năm giận bởi lẽ cậu cho rằng mắm còng mang hương vị của quê nghèo, của đồng đội. Mắm còng không đơn giản chỉ là một món ăn mà trong đó còn là toàn bộ tâm huyết, tình yêu thương của cậu Năm để vào trong đó, đồng thời nó còn là hương vị truyền thống của quê hương. Vì thế việc Dân không ăn được mắm còng nghĩa là không hiểu được giá trị của nó, không trân trọng những giá trị của nó. d. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Học sinh trình bày đúng hình thức một đoạn văn (tối đa 6 câu), đảm bảo nội dung cảm nhận về nhân vật cậu Năm. Gợi ý: - Cậu Năm là một người trọng tình, trọng nghĩa. - Cậu Năm luôn gìn giữ những vẻ đẹp, những giá trị mang đậm dấu ấn của quê hương. - Cậu Năm là một người giàu lòng yêu thương và lòng vị tha. - Cậu Năm là một người yêu quê hương, tự hào về quê hương. Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa. - Hoàn cảnh bài thơ ra đời - Nếu vấn đề nghị luận: Tình cảm của người bà trong đoạn trích. Từ đó, suy nghĩ về tình cảm của gia đình trong đời sống hiện nay. 2. Thân bài: 2.1. Phân tích tình cảm của người bà trong đoạn trích. a. Tình cảm của người bà được thể hiện trong 8 năm kháng chiến. – Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu. – Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau. + Tiếng chim tu hú trên cánh đồng như giục lúa chín. “Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa trong không gian vắng lặng mênh mông của làng quê. + Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà. =>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm. – Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên. “Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” - Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dậy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. – Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, găn bó không rời. b. Tình cảm của bà được thể hiện trong những năm giặc đốt làng. “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.” – Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh biết bao đau thương mất mát và trong đó có một kí ức người cháu không thể nào quên. Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng bà càng mênh mang: + Dù túp lều tranh nơi nương thân của 2 bà cháu đã không còn bởi sự tàn phá của quân thù nhưng bà vẫn “vững lòng”. Sự dũng cảm, kiên định ấy của bà đã thực sự trở thành chỗ dựa cho cháu. + Không chỉ có vậy, bà còn dặn cháu “đinh ninh”, lời dặn của bà nôm na, giản dị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy lời dặn ấy vi phạm phương châm hội thoại về chất nhưng trong đó chứa đựng biết bao tình cảm, tấm lòng, vẻ đẹp. Gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn, bà phải nén lại trong lòng, một mình chịu đựng để vững dạ người nơi tiền tuyến. Bà dã trở thành hậu phương vững chắc cho cha mẹ. => Hình ảnh bà lúc này không còn là của riêng cháu nữa mà bà là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. – Đối lập với ngọn lửa hung tàn, thiêu rụi sự sống của giặc là ngọn lửa hy vọng và niềm tin của bà. c. Tình yêu thương của bà được thể hiện thông qua những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà. – Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” - Từ hình ảnh tả thực “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm, tác giả đã khóe léo chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa”– một ngọn lửa tỏa sáng câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đến đây, bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường trong mỗi gian bếp bởi nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thơng và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Từ ngọn lửa của lòng bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng. => Bà chính là người nhóm lửa và giữ lửa – ngọn lửa niềm tin và hy vọng. 2.1. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay. - Tình cảm gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nên nhân cách của một con người. - Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, gần gũi và quan trọng nhất đối với mỗi con người. - Tình cảm gia đình chính là điểm tựa mỗi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. - Tình cảm gia đình tạo động lực cho con người, thúc đẩy sự phấn đấu của con người. => Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng, bởi vậy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm vun đắp, gìn giữ để làm cho tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp, là cơ sở để xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận. - Tình cảm của người bà trong đoạn trích. - Khẳng định vai trò của tình cảm gia đình trong đời sống của con người hiện nay.
Quảng cáo
|