Đề thi vào 10 môn Văn Nghệ An năm 2019Tải vềĐọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Quảng cáo
Đề bài I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều. Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm. Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa... Lá tre rụng xuống sân nhà Thoảng hương nụ vối…chiều qua....cùng chiều. (Bà Tôi - Kao Sơn, dẫn theo nguồn http://baohinhbinh.org.vn) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Câu 2 (0,5 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất. Câu 3 (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng Câu 4 (0,5 điểm) Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong hai thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì? II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Niềm tin tạo nên sức mạnh. Từ ý kiến trên hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: Niềm tin trong cuộc sống Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ sau: Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục ) Lời giải chi tiết Phần I Câu 1
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Câu 2
Phương pháp: căn cứ bài Từ đồng nghĩa Cách giải: - Từ đồng nghĩa với từ “hành khất” là: người ăn mày, người ăn xin Câu 3
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp hoán dụ Câu 4
Phương pháp: phân tích Cách giải: - Thái độ của người bà gợi cho em suy nghĩ: + Tình yêu thương, sự sẻ chia của bà là một biểu tượng đẹp của tấm lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. + Tấm lòng đó còn là sự đồng cảm, sẻ chia. + Đây là một truyền thống đẹp cần lưu truyền đến thế hệ sau. Phần II Câu 1
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Về hình thức: Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về nội dung: học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là 1 gợi ý: 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích vấn đề - Niềm tin là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình và của những điều tốt đẹp trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống và giá trị của những điều tốt đẹp ... 3. Bàn luận vấn đề - Biểu hiện của người luôn có niềm tin: luôn tin tưởng vào bản thân; tin tưởng vào tương lai tốt đẹp,… - Tại sao chúng ta cần có niềm tin + Niềm tin tạo ra động lực cho mỗi người để có thể sống tốt đẹp hơn + Người có niềm tin sẽ luôn độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự chủ trong cuộc sống của chính mình + Niềm tin đôi khi chính là sự an ủi bản thân và người khác + Người có niềm tin sẽ sống lạc quan, nhận được sự yêu mến của mọi người … - Làm thế nào để xây dựng niềm tin + Luôn tiếp nhận những thông tin tích cực từ cuộc sống + Biết giá trị của bản thân mình và tôn trọng giá trị của người khác + … - Con người luôn phải giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp để sống có ý nghĩa. - Phê phán những người dễ nản chí, bỏ cuộc, chán chường. Người xưa có câu “Phá sản lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin”. 4. Liên hệ bản thân Câu 2
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Về hình thức: Bài văn: có 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) * Về nội dung: học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một gợi ý: 1. Mở bài: - “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải. - Khổ bốn và khổ năm của bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ. 2. Thân bài - Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống tốt đẹp: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót” , “một cành hoa”, “một nốt trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. => Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. - Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. => Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. 3. Kết bài: Lời thơ giản dị và dạt dào xúc động, vừa chứa chan cảm xúc, vừa đậm đà ý vị triết lí, gợi bao liên tưởng sâu xa. Hai khổ thơ thể hiện khát vọng đẹp đẽ muốn là “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải.
Quảng cáo
|