Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau năm 2021Tải vềĐọc đoạn trích sau: Quảng cáo
Đề bài PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: 1. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 2. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. 3. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Ở đoạn trích trên, tác giả đã trình bày nội dung theo cách nào trong các cách làm nào: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành? Câu 3. Tìm 04 từ (hoặc cụm từ) trong đoạn trích thể hiện tính khiêm tốn? Câu 4. Xác định và nêu tác dụng của một phép tu tủ được sử dụng ở đoạn 1. Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao? Câu 6. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của đức tỉnh khiêm tốn. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiến Hót chi mà vang trời, Từng giọt log lanh rơi. Tôi đưa tay tôi từng Mùa xuân người cầm súng Lộc giật đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Loc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao..." (Trích “Mùa xuân nho nhỏ", Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2003, tr. 34-56) Lời giải chi tiết Phần I. Câu 1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2.
Phương pháp: căn cứ các cách trình bày đoạn văn. Cách giải: Ở đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung theo cách quy nạp. Câu 3.
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu. Cách giải: 04 từ (cụm từ) trong đoạn trích thể hiện tính khiêm tốn: - hay cho mình là kém. - cho sự thành công của mình là tầm thường. - luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. - hoàn toàn biết mình, hiểu người. Câu 4.
Phương pháp: căn cứ bài Điệp ngữ. Cách giải: Phép tu từ: phép điệp ngữ “người có tính khiêm tốn” => Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm nội dung nghị luận về đức tính khiêm tốn. Câu 5.
Phương pháp: phân tích, lí giải. Cách giải: Em đồng tình với tác giả khi cho rằng “dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” vì cuộc đời là cuộc đấu tranh bất tận, tài nghệ của mỗi cá nhân chỉ như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la; mình giỏi còn có người giỏi hơn giống như núi cao còn có núi cao hơn nữa. Câu 6.
Phương pháp: phân tích. Cách giải: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em là chúng ta cần biết rèn luyện đức tính khiêm tốn, sống biết mình, biết người vì đức tính ấy sẽ giúp em sống chan hòa, yêu thương nhiều hơn, không ngừng học hỏi và trau dồi để tích lũy kiến thức và phát triển bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội. Phần II. Câu 1.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: I. Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề nghị luận: + Trong vô vàn nhũng đức tính tốt của con người thì khiêm tốn, dường như có rất nhiều giá trị quý báu. + Vậy đức tính khiêm tốn, có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta? II. Thân đoạn 1. Giải thích: - Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. 2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn: - Người có tính khiêm tốn là người tự cho mình chưa hoàn thiện luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. - Khi có nhiều đóng góp trong sự thành công chung, người có tính khiêm tốn, ít khi ca tụng hoặc nêu lên những đóng góp của bản thân. 3. Giá trị của đức tính khiêm tốn: - Chúng ta phải khiêm tốn vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. - Giúp ta nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau. - Có cuộc sống nhẹ nhàng, ít xô bồ hơn trong xã hội hiện giờ. Giúp cho ta biết tự kiềm chế bản thân: khen người khác thì hết sức chân thành, đúng đắn. Khi chê người khác, lời chê phải thận trọng, nhẹ nhàng mang tính xây dựng. - Nhờ có đức tính này, chúng ta dễ có được địa vị và công việc tốt trong xã hội. Thể hiện sự nhìn xa trông rộng của mình. - Khiêm tốn còn giúp ta nhận ra sự thiếu sót và hạn chế của bản thân. - Tuy vậy, khiêm tốn không có nghĩa là tự hạ thấp bản thân mà phải luôn phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn. - Dẫn chứng: Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ. Ăn uống đạm bạc, lối sống hết sức giản dị… 4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh. - Dẫn chứng: Tính tự kiêu này ta có thể thấy rõ ràng qua câu tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”. III. Kết đoạn - Khiêm tốn, khiêm nhường là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. - Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính bản thân mình. Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài - Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng. - Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và con người. 2. Thân bài a. Vị trí đoạn trích Đoạn trích trên nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm nói đến cảm nhận của tác giả về mua xuân của thiên nhiên, mua xuân của đất nước và con người. b. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước - Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với: + Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh” + Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện” + Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa ⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên: + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời” ⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người. c. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người - Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. - Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động. ⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước. - Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”. 3. Kết bài - Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo. - Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.
Quảng cáo
|