Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La năm 2022Tải vềĐọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Quảng cáo
Đề bài I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Quê hương là vòng tay ấm con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương là vàng hoa bí là hồng tím giậu mồng tơi là đỏ đôi bờ dâm bụt màu hoa sen trắng tinh khôi.
Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ.... (Trích Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: “Quê hương là vòng tay ấm con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ hoa cau rụng trắng ngoài thềm” Câu 3. Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau: “Quê hương là vàng hoa bí là hồng tím giậu mồng tơi là đỏ đôi bờ dâm bụt màu hoa sen trắng tinh khôi” Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải trân trọng quê hương nguồn cội. Câu 2. Cảm nhận hình tượng anh Sáu trong đoạn trích sau: “Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ny lông nóc, lúc nhớ con, anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đỏ cứ giày và anh. [...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm my lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quả. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh của từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tắc, ngang độ ba phản rưới, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẫn khắc từng nét "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rồi được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con anh nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghĩa rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt. Có cây lược anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tăm - năm đỏ ta chưa võ trang - trong một trận cần lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cho con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khể nói. Đến lúc ấy, anh mới nhằm mất đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo đục Việt Nam, trang 199, 2007) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU: Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt là: Biểu cảm. Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ bài các biện pháp tu từ đã học. Cách giải: Biện pháp tu từ: Điệp: Quê hương là… Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích. Cách giải: - Hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương là: quê hương – vàng hoa bí, tím giậu mồng tơi, đỏ hoa dâm bụt, sen trắng tinh khôi. - Ý nghĩa: + Quê hương không phải là những gì xa lạ, mà là những gì gần gũi thân thuộc nhất với mình: hoa bí, giậu mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen. + Qua hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, tác giả thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng. Câu 4:
Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Qua những câu thơ trên có thể thấy: + Tác giả thể hiện tấm lòng yêu quý, tự hào về vẻ đẹp quê hương. + Không chỉ vậy ông còn trân trọng những vẻ đẹp mộc giản, giản dị mà đầy ấm áp, yêu thương ấy. II. LÀM VĂN: Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn khoảng 200 chữ. * Yêu cầu về nội dung: * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phải biết trân trọng quê hương, nguồn cội. - Giải thích: Quê hương, nguồn cội là nơi chúng ta được sinh ra, được nuôi lớn, được học hỏi và trưởng thành. -> Mỗi con người sống trên đời đều có một quê hương. Quê hương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì thế chúng ta luôn phải biết trân trọng quê hương nguồn cội - Vì sao cần phải trân trọng quê hương: + Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của con người, giúp con người trưởng thành cả trong trí tuệ lẫn nhân cách. + Quê hương còn là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời. + Người biết trân trọng quê hương, nguồn cội là những người biết sống trước sau, ân nghĩa -> Tạo nên con người có phẩm chất tốt. + Biết trân trọng quê hương, nguồn cội là biết trân trọng chính bản thân, gốc rễ của mình. Từ đó sống có trách nhiệm hơn. - Bàn luận: + Cố gắng bồi đắp tình yêu đối với quê hương, nguồn cội. + Cần phát huy, nỗ lực để góp phần phát triển quê hương, đất nước. + Phê phán những người có tư tưởng chê bai, trối bỏ quê hương mình. Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nội dung cần phân tích. 2. Thân bài * Hoàn cảnh dẫn đến việc làm chiếc lược ngà: - Ông Sáu sau 8 năm xa cách mới được trở lại thăm con, nhưng: + Khi ông trở về bé Thu không nhận ông là ba, luôn lảng tránh sự quan tâm của ông. + Trong một lúc nóng giận ông đã đánh bé Thu, con bé bỏ sang nhà ngoại. + Kì nghỉ ngắn ngủi kết thú, trước lúc ông quay trở lại chiến trường, bé Thu đã nhận ra ông và dặn ông khi nào vè hãy tặng con bé một chiếc lược ngà. * Khi ông trở lại chiến trường: - Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con. - Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có 1 vật dụng để luôn nhớ về cha. + Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiệc lược ngà. + Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. + Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc. - Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. + Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt. + Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. => Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Quảng cáo
|