Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La năm 2023Tải vềĐọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu: …. Những người thân trong gia đình là những người nhớ về mình nhiều và đầy đủ nhất. Những người giữ bí mật của mình. Quảng cáo
Đề bài PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu: …. Những người thân trong gia đình là những người nhớ về mình nhiều và đầy đủ nhất. Những người giữ bí mật của mình. Ngày tôi ra đời, bà mụ hỏi bố: - Đặt tên cậu ấm là gì nào? Cậu ấm có nghĩa là một cậu bé sung sướng. Bà muốn tôi được sung sướng. Bố tôi choàng dậy . - Ừ nhỉ, sao tôi quên khuấy mất. Tôi cứ tưởng tượng về nó mãi, đâm quên. Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên. Khi nhớ một cái tên tức là ta nhớ về một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình. Mẹ là cái tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức là mình hiểu người phụ nữ đó đã làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng. Một người tên Dũng, mình sẽ nghĩ không phải là con gái. Người tên Loan, sẽ không phải là con trai. Khi mình lớn, cái tên ấy vẫn đi theo. Mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm người bố và người mẹ. Đó cũng là tình cảm ưu ái mà bố mẹ muốn dành cho. Và cuối cùng cái tên của tôi cũng được đặt xong. Một cái tên thật dài nhưng tôi luôn nhớ. Bố tôi nói: - Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn. Bạn tên gì vậy? Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. Đó là một bí mật về bạn. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp nhất [...] (Trích Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ, Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ, 2020, tr.15) Câu 1. (0,75 điểm) Theo lời người cha, cái tên có những ý nghĩa gì? Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, ta cảm thấy thế nào khi gọi tên người thân của mình? Câu 3. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến mẹ là cái tên đẹp nhất không? Hay lí giải. Câu 4. (0,75 điểm) Mỗi chúng ta nên ứng xử như thế nào với cái tên của mình? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bảy tỏ quan điểm của em về ý kiến trên. Câu 2. Hãy phân tích đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dại dẳng....
Lận đận dài bà biết mấy nắng mưa "Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! [...] (Trích Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 144) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo lời người cha, cái tên có nhiều ý nghĩa: - Cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ. - Là cái để phân biệt đứa trẻ này với đứa trẻ khác. - Là thứ giúp gợi nhớ về con người (khi nhớ tới một cái tên tức là nhớ về một con người có cái tên đó). - Tạo ra tình cảm đặc biệt giữa người với người. Câu 2: Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo đoạn trích, ta cảm thấy không gì tuyệt diệu hơn khi gọi tên người thân của mình. Câu 3: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân của mình, có lý giải. Gợi ý: - Đồng tình. Mẹ chính là tên gọi đẹp nhất. Bởi lẽ cái tên đó khiến chúng ta nhớ đến người đã sinh thành, nuôi nấng, hi sinh, chăm sóc chúng ta. Tình yêu thương và sự hi sinh lớn lao của mẹ đối với mỗi con người là điều đẹp đẽ và tuyệt với nhất. Câu 4: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Học sinh tự trình bày theo ý kiến cá nhân, phù hợp với quan niệm đạo đức, pháp luật. Gợi ý: Để xứng đáng với cái tên của mình, con người có thể: - Sống tích cực, sống lương thiện. - Yêu thương giúp đỡ người khác. - Yêu cái tên và trân trọng cái tên do cha mẹ đặt. II. LÀM VĂN Câu 1 Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: a. Mở đoạn: - Giới thiệu vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái. b. Thân đoạn: * Giải thích vấn đề: - Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc đối với những người xung quanh. - Động lực là những nhân tố thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu đã đã đề ra. - Áp lực là những yếu tố khiến con người sống trong sự đè nén, mệt mỏi khiến trạng thái tinh thần con người rơi vào tình trạng tồi tệ nhất. => Tình yêu thương của cha mẹ là sự quan tâm, chăm sóc đôi khi là sự kì vọng vào con cái. Điều đó có thể tạo cho con động lực để phát triển, hoàn thiện nhưng cũng có thể vô hình tạo ra những áp lực cho con cái. * Bàn luận vấn đề: - Tình yêu thương của cha mẹ tạo động lực cho con cái. + Tình yêu thương của cha mẹ khiến con cái cảm thấy vững vàng hơn, an tâm hơn. + Tình yêu thương của cha mẹ khiến con cái có cảm giác được động viên, khích lệ từ đó tạo động lực cố gắng, phấn đấu tốt hơn. + Tình yêu thương đôi khi là điểm tựa, là nơi xoa dịu những lúc con gặp khó khăn. - Tình yêu thương của cha mẹ vô tình tạo áp lực cho con. + Tình yêu thương đôi khi tạo ra những kì vọng vượt năng lực của con gây nên áp lực cho con. + Tình yêu thương quá lớn đôi khi tạo ra sự kiểm soát, áp đặt cho con khiến con cảm thấy áp lực, ngột ngạt. ……. * Bàn luận mở rộng. - Con cái cần học cách đón nhận và trân trọng tình yêu thương của cha mẹ. - Cha mẹ cũng cần học cách yêu thương con sao cho đúng. * Liên hệ bản thân. c. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề Câu 2 Phương pháp: Phân tích. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa. - Hoàn cảnh bài thơ ra đời - Khái quát nội dung chính của đoạn thơ: Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa. 2. Thân bài: a. Phân tích đoạn trích - Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa. – Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” - Từ hình ảnh tả thực “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm, tác giả đã khóe léo chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa”– một ngọn lửa tỏa sáng câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đến đây, bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường trong mỗi gian bếp bởi nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thơng và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Từ ngọn lửa của lòng bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng. => Bà chính là người nhóm lửa và giữ lửa – ngọn lửa niềm tin và hy vọng. – Suốt một đời lận đận, vất vả, bà đã và vẫn đang làm công việc nhóm lửa: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm” + Từ láy “lận đận” với điệp từ “nắng mưa” nhấn mạnh cháu chưa từng và chẳng thể nào quên cuộc đời bà, một cuộc đời đầy lo toan, vất vả. + Khôn lớn trưởng thành, cháu càng thấu hiểu những ý nghĩa cao cả, thiêng liêng từ một công việc rất đỗi bình dị của bà: nhóm lửa. Điệp từ nhóm điệp lại 4 lần với hai lớp nghĩa. Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và làm công việc khởi đầu của một đời, đó là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý. Từ “nhóm” thứ nhất hiểu theo nghĩa thực: thắp lên ngọn lửa trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn.... Ba từ “nhóm” sau được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà truyền cho cháu tình yêu thương ruột thịt, tình đoàn kết chia sẻ xóm làng và đặc biệt hơn bà đã khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ, thức tỉnh trong tâm hồn cháu biết bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp. => Như vậy đến đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, đức hi sinh không chỉ bà truyền cho cháu mà còn là của những thế hệ đi trước tiếp lửa cho thế hệ sau. – Khám phá ra những ý nghĩa kì diệu, cao cả, thiêng liêng từ bếp lửa của bà, cháu sung sướng thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa” - Phép đảo ngữ, câu cảm thán với từ “ôi” đặt ở đầu câu bôc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, và vui sướng của cháu. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà, tỏa sáng vẻ đẹp của bà. Đứa cháu nhỏ cảm thấy thật bất ngờ khi phát hện được những điều kì diệu thiêng liêng từ những thứ bình thường, giản dị. Cháu nhớ về bà, nhớ về Bếp lửa cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với tấm lòng tri ân sâu nặng. b. Nghệ thuật: - Sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận. - Hình ảnh vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. - Cảm xúc mãnh liệt. - Triết lí sâu sắc. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận (nội dung + nghệ thuật).
Quảng cáo
|