Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên năm 2022

Tải về

Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cảm dỗ.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cảm dỗ. Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật. Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí. Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp đều phải trả giá...

Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng, như đền TajMahal, như Vạn Li Trường Thành ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

(Theo Đời ngắn ngủi, đùng ngủ dài - Robin Sharma, NXB Trẻ, tr.180)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống.

Câu 3 (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập phụ chú có trong câu văn: Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.

Câu 4 (0,5 điểm) Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn dưới đây? Nêu các từ ngữ thuộc phép liên kết ấy. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.

Câu 5 (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.

Câu 6 (1,0 điểm) Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả đoạn trích không? Vì sao?

Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) 

Câu 1. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ được dùng để nối), với câu chủ đề: Nếu lười biếng thì con người không thể thành công.

Câu 2. (4,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.131)

Nhận xét ngắn gọn về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ qua hình tượng người chiến sĩ lái xe được khắc họa trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.

Câu 2:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống.

Phương pháp: Căn cứ các cách cấu tạo câu.

Cách giải:

Cấu tạo câu:

- Chủ ngữ: Cuộc đời vĩ đại.

- Vị ngữ: không từ trên trời rơi xuống.

=> Câu đơn.

Câu 3:

Chỉ ra thành phần biệt lập phụ chú có trong câu văn: Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.

Phương pháp: Căn cứ bài thành phần biệt lập.

Cách giải:

Thành phần biệt lập phụ chú là: như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách.

Câu 4:

Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn dưới đây? Nêu các từ ngữ thuộc phép liên kết ấy. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.

Phương pháp: Căn cứ bài Liên kết câu.

Cách giải:

Phép liên kết: Phép thế.

Từ ngữ thực hiện: “Thành công” (1) được thế bằng “Chúng” (2)

Câu 5:

Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.

Phương pháp: Căn cứ bài Điệp ngữ, phân tích.

Cách giải:

- Điệp cấu trục: Ta muốn …. Nhưng ….

- Tác dụng:

+ Cấu trúc điệp tạo nên nhịp điệu cho câu văn.

+ Cấu trúc điệp với hai vế đối lập “Ta muốn…nhưng…” nhằm nhấn mạnh nếu những điều ta muốn mà không có hành động cố gắng để thực hiện thì mãi mãi nó chỉ tồn tại trong mơ ước chứ không bao giờ trở thành hiện thực.

Câu 6:

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả đoạn trích không? Vì sao?

Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

HS lựa chọn quan điểm của mình và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý với quan điểm: Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

- Vì:

+ Sự thành công hay đạt được những điều mong muốn của mỗi người nếu ta chỉ để nó trong suy nghĩ mà không có hành động cụ thể, không có nỗ lực, không có hi sinh thời gian, sức lực thì mãi mãi chúng ta không thể chạm đến điều mà ta hằng mong muốn.

+ Mọi sự mà chúng ta cho là may mắn thực tế không phải là may mắn mà đó là do những nỗ lực, hi sinh từ rất lâu trước đó tích tụ lại đem đến sự thành công trong thời điểm hiện tại.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ được dùng để nối), với câu chủ đề: Nếu lười biếng thì con người không thể thành công.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn 8 đến 10 câu theo lối diễn dịch với câu chủ đề: “Nếu lười biếng thì con người không thể thành công”.

b. Yêu cầu về nội dung:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lười biếng thì không thể thành công.

- Giải thích: Lười biếng chỉ trạng thái chán nản không muốn vận động hay làm việc.

- Nếu lười biếng thì con người không thể thành công.

+ Lười biếng làm trì hoãn công việc gây ra hậu quả xấu trong công việc.

+ Lười biếng đồng nghĩa với việc để vụt mất những cơ hội, thời cơ trong cuộc đời.

+ Lười biếng khiến con người trở nên ỉ nại, không có cố gắng, không học hỏi được những tri thức, kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống.

+…

- Liên hệ mở rộng:

+ Cần cố gắng, nỗ lực không ngừng mới có thể thành công.

+ Cần phân biệt giữa lười biếng và nghỉ ngơi hợp, thư giãn hợp lý.

Câu 2:

Phân tích đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.131)

Nhận xét ngắn gọn về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ qua hình tượng người chiến sĩ lái xe được khắc họa trong đoạn thơ.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh tiểu đội xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái xe.

2. Thân bài

2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

- Miêu tả chân thực và sinh động:  Không kính

-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.

- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”

- Những chiếc xe không kính:

+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.

2.3. Nhận xét về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ là những thanh niên yêu nước, sẵn sàng ra đi vì lý tưởng dân tộc.

- Thế hệ trẻ không ngại khó khăn, luôn sống và chiến đấu với một tinh thần lạc quan.

+ Họ là những người có không chỉ có tinh thần chiến đấu mà còn có cả tinh thần đồng đội, gắn bó.

…..

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close