Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận năm 2023Tải vềĐọc văn bản sau: CỔNG LÀNG (trích) Quảng cáo
Đề bài I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Đọc văn bản sau: CỔNG LÀNG (trích) Chiều hôm đón mất công làng, Gió hiu hiu đẩy mấy vàng êm trôi. Đồng quê vườn lượn chân trời, Đường quê quanh quốt bao người về thôn. Sáng hồng lo lừng mây son, Mặt trời thức giấc, véo von chim chào. Cổng làng rộng mở. Ồn ào, Nông phu lững thững đi vào nắng mai. Những khi gió lạnh mưa buồn, Công làng im im bên đường lội trơn. Nhưng khi trăng sáng chập chờn, Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha. Ngày mùa lúa chín thơm đưa... Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng Mùng xuân ngày hội cổng làng Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.
Ngày nay dù ở nơi xa, Nhưng khi về đến cây đa đầu làng, Thì bao nhiêu cảnh mơ màng Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre. Trả lời câu hỏi: Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh nào xuất hiện xuyên suốt trong văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định một từ láy có trong hai dòng thơ sau: “Nhưng khi trăng sáng chập chờn, Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.” Câu 3 (1,0 điểm): Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (Trả lời ngắn gọn từ 1 đến 2 câu). Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc xong văn bản thơ đã nêu. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vấn đề: Làm thế nào để mỗi người chúng ta thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? Câu 2. Phân tích tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: [...] (Tóm tắt phần đầu: Ông Hai là người yêu làng Chợ Dầu tha thiết. Bất đắc dĩ nên ông phải cùng vợ và mấy đứa con nhỏ đi tản cư kháng chiến. Tại nơi tản cư, ông Hai luôn mong ngóng tin tức về làng. Khi gặp người ở dưới quê lên, ông Hai được cơ hội hỏi thăm về nơi ông đã từng khoe với nhiều người.) Một người đàn bà cho con bú mẻ bên kia nói xen vào - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rất thể không? - Nó rút ở Bắc Ninh về Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó... Nó vào làng chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thăng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên dòng đánh - Có giết được thăng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghẹn ăng hắn lại, da mặt tề rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cô, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại... - Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại (. .). Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoàn hộ. Thắng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đình đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi. - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm. - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ... Ông lão vờ vờ đứng làng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo, Ông nghe rõ cái giọng chua lạnh lãnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sự nhà chúng nói. Đối khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đẩy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? [...] (Tóm tắt phần sau: Từ hôm đó trở đi, ông Hai vô cùng đau khổ vì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. Nhưng sau đó, thông tin ấy được cải chính. Làng Chợ Dầu theo giặc là sai sự thật. Ông Hai vui mừng khôn xiết và bày tỏ niềm vui ấy với mọi người.) (Trích “Làng” - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GDVN, năm 2018, trang 165-166) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: Hình ảnh xuất hiện xuyên suốt là: cổng làng. Câu 2: Phương pháp: Căn cứ bài từ láy. Cách giải: Từ láy: thướt tha, chập chờn. Câu 3: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Tác giả thể hiện: - Tác giả yêu mến cổng làng, quê hương. Tha thiết nhớ những kỉ niệm đã qua. - Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu 4: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: HS trình bày quan điểm cá nhân sao cho phù hợp với nội dung văn bản. - Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc sống êm đềm, bình dị, yên tĩnh nơi làng quê. - Bài thơ cũng bồi đắp tình cảm yêu quý, tự hào về những nét đẹp truyền thống, giản dị của quê hương. … II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Nêu vấn đề nghị luận: Làm thế nào để mỗi chúng ta thể hiện tình yêu quê hương đất nước? * Bàn luận vấn đề: - Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng luôn tồn tại bên trong mỗi con người. - Làm thể nào để mỗi chúng ta thể hiện tình yêu quê hương đất nước? + Thể hiện qua những hành động nhỏ nhất như giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, quang cảnh nơi mình sinh sống. + Tham gia những hoạt động đề cao tinh thần yêu nước như tìm hiểu về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trò chơi, vẽ tranh biển đảo quê em. + Tự hào quá khứ hào hùng của dân tộc và biết ơn những cha anh đã hi sinh vì độc lập của đất nước. + Có thái độ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. + Cảnh giác trước các thế lực thù địch. Tiếp nhận thông tin có chọn lọc và từ những nguồn thông tin chính thống. + Tích cực trau dồi bản thân cả về thể chất và trí tuệ để dựng xây Tổ quốc. * Bàn luận mở rộng: - Phê phán những người có tư tưởng coi thường dân tộc, tư tưởng lệch lạc. ….. * Liên hệ bản thân. Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: – Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc. - Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc. 2. Thân bài: a. Khái quát về nhân vật ông Hai: – Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. – Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào. b. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây: – Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được – Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được. + Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. + Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. + Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước. + Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi + Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gạt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” 3. Kết bài: – Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng – Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Quảng cáo
|