Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận năm 2021

Tải về

Đọc đoạn trích sau: “... chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nên giá trị chân chính của một con người

Quảng cáo

Đề bài

PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

“... chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nên giá trị chân chính của một con người. Con người là tổng hỏa của vẻ đẹp hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong (.). Với tôi, vẻ đẹp đang được nâng niu, trân trọng, được ngưỡng mộ hơn hết vẫn là nét đẹp toát lên từ tâm hồn mỗi người. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, ý trị và khát vọng của lòng nhân ái, bao dung, thấu hiểu và sẻ chia, của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng nghe... trong cuộc sống. Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích, Về đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cái đẹp đảng được quý trọng nhất.

(.) Giống như lớp vỏ bên ngoài, như bình hoa hay một cô búp bê, khi ngắm mãi, ...) ta cũng sẽ thấy chán, Vẻ đẹp hình thức của một con người cũng vậy. Dẫu đẹp, dàu ăn tượng đến mấy rồi cũng sẽ dễ dàng bị xóa nhòa nếu người đó chỉ là một con người nhạt nhẽo, vô duyên, huy ích kỷ, xấu xa. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì khác. Nó luôn tạo nên được sức thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất, là giá trị thực sự lâu bền của bản thân mỗi người. Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh, bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của

người ấy. Và muốn có được vẻ đẹp tâm hồn, mỗi người cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học

hỏi một cách thường xuyên ()”

(Nguyễn Đình Thu, Trích “Vẻ đẹp tâm hồn”, Nguồn: http://baolaocai.vn/baivietcu/20180518090329594-ve-dep-tam-hon)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép nối giữa hai câu văn sau: “Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nhỏ không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cái đẹp đáng được quý trọng nhất"

Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của câu văn: “Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích"

Câu 4 (1,0 điểm) “Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh, bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy". Em có đồng tình với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Câu 2 (5,0 điểm) Đây là một số chi tiết đề cập đến một nhân vật của tác phẩm văn học mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác” và “Người con trai ấy đáng yêu thật. Và về những điều anh suy nghĩ trong cải vắng vẻ vội với hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biến, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác..." Đó là nhân vật nào, trong tác phẩm gi? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết

Phần I.

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2.

Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép nối giữa hai câu văn sau: “Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nhỏ không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cái đẹp đáng được quý trọng nhất"

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và đoạn văn

Cách giải:

Những từ ngữ thể hiện phép nối: Tuy…nhưng, bởi vậy.

Câu 3.

Em hiểu như thế nào về nội dung của câu văn: “Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích"

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

“Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích” là nhận định chính xác bởi khi có một tâm hồn  đẹp con người không chỉ biết yêu thương mà còn biết sẻ chia có thái độ và cách suy nghĩa thấu đáo,.. nhờ vậy lối sống trở thành sống đẹp, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Câu 4.

“Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh, bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy". Em có đồng tình với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Đống tình

Lý giải: Vẻ đẹp tâm hồn tạo nên sức hút vô cùng mạnh mẽ và bền vững. Nó chính là một trong yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp hình thức hoàn thiện nhất.

Phần II.

Câu 1.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Phương pháp: phân tích, giải, thích, tổng hợp

Cách giải:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

=>Khẳng định: con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

b. Phân tích

- Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

- Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

- Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2.

Đây là một số chi tiết đề cập đến một nhân vật của tác phẩm văn học mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác” và “Người con trai ấy đáng yêu thật. Và về những điều anh suy nghĩ trong cải vắng vẻ vội với hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biến, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác..." Đó là nhân vật nào, trong tác phẩm gi? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật ấy.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên là anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa"

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close