Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai năm 2021Tải vềĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Đề bài PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bể bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả/ Con cò bay la”. [...] Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người. (Trích Thư gửi em bé có mẹ nhiễm Covid-19 giành giải nhất Viết thư UPU, VnExpress, 11/5/2021) Câu 1 (0.5 điểm) Từ cơn bão trong đoạn trích được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em mang lại điều gì cho những chiến sĩ áo trắng? Câu 3 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần in đậm. Câu 4 (1.0 điểm) Em có đồng tình với suy nghĩ: hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Corid 19. Câu 2( 5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu qua hai đoạn trích sau: [1] Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bẻ càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bẻ, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó báo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vào ăn com! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vó ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra. - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. [2] Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba... a... a... ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. [..] Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hồn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. Lời giải chi tiết Phần I. Câu 1.
Phương pháp: căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Cách giải: Từ “cơn bão” trong đoạn trích được sử dụng với nghĩa chuyển. Câu 2.
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em bé trong mang lại niềm hi vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng. Câu 3.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học. Cách giải: Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ (đó là) Tác dụng: liệt kê và nhấn mạnh sự hi sinh cao cả của những người chiến sĩ áo trắng. Câu 4.
Phương pháp: phân tích. Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải. Gợi ý: Đồng tình Lý giải: Hạnh phúc không chỉ là tận hưởng những nhu cầu mang tính chất cá nhân mà hạnh phúc chính là được sống trong tình yêu thương giữa con người với con người, được yêu thương và trao đi yêu thương. Như vậy cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. II. LÀM VĂN Câu 1.
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở đoạn: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 2. Thân đoạn: * Giải thích: Tình yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. => Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19. * Biểu hiện: - Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. - Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ - Biết hy sinh, tha thứ cho người khác. - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể. + Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tình yêu thương đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ... + Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”. + Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. + Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19. + Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân. + Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm, ... khắp các tỉnh thành. * Ý nghĩa: - Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. - Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. - Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. - Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra. + Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh... * Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau. * Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn. Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài – Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, …) – Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, …) – Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu. 2. Thân bài a. Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 1) – Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha. – Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người. + Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu: * Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra * Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” * Nói trống không với ông Sáu. * Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu. * Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm. * Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại. => Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba. b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 2) – Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình. + Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. + Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” + Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng. + Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo. + Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình. + Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình. => Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba. => Hai đoạn văn tái hiện lại hai khoảnh khắc và tình huống bé Thu dành cho cha của mình. Tác giả đã thành công trong nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trẻ em. Từ đó cho thấy Thu là cô bé cá tính, mạnh mẽ, yêu cha tha thiết. Chính sự kiên định, quyết liệt của bé Thu đã làm nên cá tính cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giairphosng về sau. 3. Kết bài Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Quảng cáo
|