Đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng năm 2023

Tải về

Đọc đoạn văn Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa

Quảng cáo

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn

Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình.

Tôi nói như gắt vào máy:

- Trinh sát chưa về

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.116)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu dấu hiệu nhận biết về hình thức của các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.

Câu 3. (1,0 điểm) Đoạn văn trên gợi lên những vẻ đẹp phẩm chất nào của các nhân vật?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. Phân tích đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.70)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: 

Phương pháp:

Căn cứ bài Những ngôi sao xa xôi.

Cách giải:

- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi.

- Tác giả: Lê Minh Khuê.

Câu 2: 

Phương pháp:

Căn cứ bài dẫn trực tiếp.

Cách giải:

- Dấu hiệu nhận biết về hình thức của lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn:

 “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ” => Dấu hiệu: Lời nói trích dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm.

Câu 3: 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Phẩm chất của các nhân vật:

- Chị Thao: Cương quyết, trách nhiệm cao trong công việc.

- Nhân vật tôi (Phương Định): Có tinh thần kỉ luật, tinh thần đồng đội, sự quả cảm không sợ hi sinh.

II. LÀM VĂN 

Câu 1

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn

đẩy trách nhiệm cho người khác.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà

trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh.

Lấy dẫn chứng phù hợp.

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Bạn sẽ hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ. Nếu bạn có tinh tần trách nhiệm.

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý.

- Được lòng tin của mọi người.

- Thành công trong công việc và cuộc sống.

4. Phản đề

- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

III. Kết đoạn:

- Trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp. Vì vây, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

Câu 2 

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Cảm nhận về hai khổ thơ:

* Khổ 2.

- Hai câu thơ đầu là thủ pháp đối lập gợi sự vận động trái chiều của sự vật.

+ Vừa gợi trôi chảy nhẹ nhàng của thời gian, vừa gợi tình người sâu lắng, suy ngẫm xốn xang.

+ Tất cả đều ở trạng thái  mới chớm “được lúc” “bắt đầu” nghĩa là thu đến nhưng chưa rõ rệt, thu mới chỉ chạm cửa thiên nhiên và lòng người.

- Hai câu cuối  là hình ảnh đám mây đặc sắc sáng tạo:

+ Đám mây như một dải lụa mềm mại như một thiếu nữ lưu luyến hạ dù đã vắt qua mùa thu một nửa.

+ Đám mây là nhịp cầu duyên dáng nối giữa hạ với thu.

+ Đám mây gợi tình người lưu luyến bâng khuâng.

=> Khổ thơ thứ hai đã thấy được sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt từ hạ sang thu của đất trời. Giữa cảnh vật đó, ta thấy tình cảm say sưa ngây ngất và nét trầm tư sâu lắng của tác giả trong khoảnh khắc giao mùa.

* Khổ 3.

- Hình ảnh ẩn dụ: Sấm và hàng cây

+ “Sấm” là tác động bất thường của ngoại cảnh.

+ “Hàng cây đứng tuổi” Con người từng trải.

=> Đứng trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, con người sẽ không còn cảm thấy bất ngờ hay sợ hãi.

- Câu thơ cuối mở ra tầng ý nghĩa mới:

+ Không chỉ là sự sang thu của tự nhiên mà còn là sự sang thu của lòng người. Vẻ đẹp của con người trước sự điềm nhiên chín chắn điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét.

+ Đặt bài thơ trong hoàn cảnh nó ra đời, khi đất nước hòa bình được 2 năm, bài thơ còn là sự sang thu của đất nước. Đất nước vừa trải qua sự khốc liệt của chiến tranh nên đường hoàng, tự tin hơn khi bước vào tương lai mới

- Thông điệp: Thời gian và khó khăn giúp con người trưởng thành hơn, không còn sợ những tác động khó khăn bất ngờ nữa.

3. Tổng kết

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close