Đề thi vào 10 môn Văn Điện Biên năm 2022

Tải về

Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:

Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.5)

a. Tìm các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

b. Xác định và chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ, trả lời các câu hỏi:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao do noi buon

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chẽ thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc...

(Trích Nói với con. Y Phương, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.72)

a. Xác định thể thơ.

b. Tìm những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng mình.

c. Chi ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

d. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ về mong muốn của người cha với con trong đoạn thơ.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom và trong trận mưa đủ để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a. Tìm các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

Phương pháp: Căn cứ bài các phép liên kết câu.

Cách giải:

Các phép liên kết bao gồm:

- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1) được thế bằng Người (2).

- Phép lặp: Người, văn hóa (2,3)

b. Xác định và chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phương pháp: Căn cứ bài các thành phần biệt lập.

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: Có thể.

- Thành phần tình thái.

Câu 2:

a. Xác định thể thơ.

Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học.

Cách giải:

Thể thơ tự do.

b. Tìm những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng mình.

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về gian khổ của người đồng mình: sông, đá, suối, ghềnh, thác.

c. Chi ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Phương pháp: Căn cứ bài so sánh, phân tích.

Cách giải:

Học sinh tìn các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng:

- Biện pháp tu từ: So sánh

- Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn của người cha về cách sống của con. Cha mong muốn dù có sống trong gian khổ con cũng luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt.

d. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ về mong muốn của người cha với con trong đoạn thơ.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng từ 5 – 7 dòng)

* Yêu cầu về nội dung:

Học sinh trình bày theo ý hiểu của mình đảm bảo những nội dung sau:

- Mong muốn của người cha đối với con:

+ Thủy chung với quê hương, dù quê hương nghèo đói: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Ở đây, ý thơ không chỉ là lời cha nói với con mà đã được mở rộng như lời gửi trao thế hệ.

+ Luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt: “Sống như sônn như suối/ Lên thác xuống gềnh không lo cực nhọc”. Y Phương đã dùng cách diễn đạt của người miền núi: dùng những hình ảnh cụ thể như sông, đá, suối, ghềnh, thác cùng câu thành ngữ “lên thác xuống nghềnh” để nói về cuộc sống đầy gian nan, vất vả và đồng thời cũng khẳng định nghị lực, tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ, mát lành như sông như suối của người đồng mình

Câu 3:

Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom và trong trận mưa đủ để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Phương Định trong một lần phá bom.

+ Phương Định trong một cơn mưa đá.

2. Thân bài

a. Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom

- Tâm trạng của Phương Định khi đến gần quả bom.

+ Không gian xung quanh: Thật yên tĩnh đến nỗi nhìn khói đen từ xa cũng đáng sợ => khung cảnh ác liệt, đáng sợ.

+ Phương Định vẫn kiên định, không sợ hãi.

- Khi thực hiện nhiệm vụ gỡ bom: Mọi việc chị làm đều rất tỉ mỉ đặc biệt là mọi cảm xúc của Phương Định đều được mài dũa. “Đôi khi lưới của một cái xẻng đập vào một quả bom và một âm thanh sắc nhọn xuyên qua da tôi. Tôi run rẩy và chợt hiểu tại sao mình lại làm như vậy. Chậm quá. Nhanh lên một chút! Vỏ bom nóng là dấu hiệu của sức khỏe không tốt”.

- Chờ bom nổ:

+ Sự chờ đợi nghẹt thở, tiếng kim giây chạm vào con số vĩnh cửu, tưởng chừng chết đi sống lại nhưng lờ mờ điều quan trọng đối với cô là mìn nổ, hay bom nổ thì làm thế nào để mìn sáng một giây

+ Thời gian chờ đợi bom nổ làm nổi bật lòng dũng cảm, sự kiên định của cái gái xung phong Phương Định.

- Khi bom nổ: Đồng đội bị thương, nhưng Phương Định vẫn đầy dũng cảm, kiên cường và dũng khí.

b. Tâm trạng Phương Định trong một cơn mưa đá

- Niềm vui thích khi cơn mưa đá tới: Cơn mưa đá đến bất ngờ “lanh canh gõ trên nóc hầm”, khi Phương Định thấy “đau, ướt ở trên má”. Nó đã mang tới cho cô niềm vui trọn vẹn, xoá nhoà những phút giây mệt mỏi, căng thẳng ở nơi chiến trường.

- Sự tiếc nuối khi cơn mưa qua đi: Cơn mưa “tạnh rất nhanh như khi mưa đến” để lại trong lòng Phương Định niềm tiếc nuối vô bờ.

- Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những kỉ niệm thơ ấu:

+ Cơn mưa qua đi là lúc Phương Định nhớ về quê hương của mình.

+ Nỗi nhớ của cô mơ hồ, mờ nhạt “hình như, cái gì đấy”

=> Phương Định là cô gái ngây thơ, trong sáng, với những rung cảm rất nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn.

c. Nhận xét

- Qua hai tình huống trên, tác giả cho thấy một Phương Định vừa dũng cảm, kiên cường nhưng đồng thời cũng vẫn còn giữ những nét hồn nhiên, ngây thơ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh thế.

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế: tâm trạng vui vẻ khi cơn mưa tới, nuối tiếc khi cơn mưa quá và nhớ về quá khứ.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close