Đề thi vào 10 môn Văn Nghệ An năm 2023

Tải về

... Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi mẹ: “Tại sao con lại phải vác cái vỏ này?

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Đọc đoạn trích:

... Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi mẹ: “Tại sao con lại phải vác cái vỏ này? Con sâu róm không có xương, bò cũng rất chậm, sao nó không cần có vỏ?” Sên mẹ đáp: “Vì sâu róm có thể hóa thành bươm bướm, nó có thể bay rất cao, bầu trời có thể bảo vệ cho nó.” Sên nhỏ lại hỏi: “Thế còn giun thì sao? Nó cũng không có xương, bò cũng không nhanh, lại không cần có vỏ.” Sên mẹ trả lời: “Vì giun có thể chui xuống đất, đất sẽ bảo vệ cho nó.” Sên nhỏ nghe xong bỗng òa lên khóc: “Số chúng ta thật khổ, bầu trời và mặt đất đều không bảo vệ cho ta.” Sên mẹ cười nói: “Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào chính mình!”...

(Trích Từ hạt cát đến ngọc trai, Marcus Aurelius, NXB Thanh niên, 2017, tr.181)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

b. Theo đoạn trích, vì sao sâu róm và giun không cần có vỏ?

c. Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ khác nhau như thế nào?

d. Nêu một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích.

Câu 2. Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định....

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị bản thân.

Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau:

...Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã cỏ nhịp trắng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng.

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

 

Câu hát căng buồn với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận Ngữ văn 9, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.140)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Câu a 

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu b 

Phương pháp:

Đọc, tìm ý.

Cách giải:

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Câu c 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Với ốc sên con cái vỏ là một thứ nặng nề, cồng kềnh và không có giá trị, đó chỉ là những khó khăn, trở ngại.

Với ốc sên mẹ vỏ là phương tiện để bảo vệ cơ thể của chúng, ở đây ốc sên mẹ từ khó khăn đã nhìn thấy điểm tốt của chiếc vỏ cồng kềnh. Đồng thời ốc sên mẹ cũng cho thấy, chúng không cần dựa vào ai mà chỉ cần dựa vào chính bản thân mình không ngừng nỗ lực, cố gắng để bảo vệ bản thân, sống và phát triển.

Câu d 

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

HS nêu thông điệp có ý nghĩa với mình.

Gợi ý:

- Cuộc sống không hề hoàn hảo, hãy trân trọng và nâng niu những gì mình đang có.

- Dựa vào chính bản thân mình và nỗ lực, cố gắng không ngừng.

-….

Câu 2:

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: dù bạn là ai thì bạn vẫn luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

Mỗi chúng ta đều có giá trị của riêng mình bởi vậy việc cần thiết đó chính là phải biết phát huy giá trị của bản thân.

2. Giải thích

- Giá trị của bản thân: Giá trị của bản thân là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

=> Mỗi người hãy phát huy giá trị của chính mình.

3. Bàn luận

- Sự cần thiết phát huy giá trị bản thân:

+ Phát huy giá trị bản thân sẽ giúp chúng ta tự tin hơn với chính mình.

+ Phát huy được giá trị bản thân ta sẽ góp phần giúp cho xã hội ngày càng phát triển.

+ Phát huy giá trị của bản thân cũng là một cách giúp ta không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên.

+….

- Giá trị bản thân không đơn thuần chỉ là tiền tài, vật chất bên ngoài mà còn là giá trị bên trong tâm hồn.

- Phê phán những người  thiếu tự tin về bản thân, luôn sống rụt rè, e sợ.

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 3: 

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài

- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ kỳ vĩ.

2. Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Đẹp, rộng lớn, lộng lẫy:

- Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng

- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

b. Nổi bật hơn cả là người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp

* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.

- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát: "Ta hát bài ca gọi cá vào..."

- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc:

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

+ Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

+ Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn “ Hát rằng cá bạc biển đông lặng/…/ Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

*Cảnh đoàn thuyền trở về

- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.

+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

b. Bình minh trên biển

– Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

- H/ả “ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

=> Huy cận đã khắc họa thật đẹp hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên trong âm điệu khỏe khoắn của thời đại mới.

3. Kết bài

- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới.

- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close