Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2023Tải vềCó nên xem thường những điều nhỏ bé trong cuộc sống? Nó chỉ là một chút không đáng quan tâm? Quảng cáo
Đề bài Phần I. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có nên xem thường những điều nhỏ bé trong cuộc sống? Nó chỉ là một chút không đáng quan tâm? Không đâu bạn? Một chút những viên đã nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn. Một chút những bước chân có thể đạt đến hàng dặm. Một chút hành động của tình yêu thương và lồng tử tế cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất. Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát. Một chút ôm siết ăn cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt. Một chút ảnh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm tối không còn tối nữa. Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau. Một chút giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại. Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công. Và một chút những điều nhỏ bé ấy, kì diệu thay có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta. (Một chút trong cuộc sống. Hồng Hạnh dịch Theo Cửa sổ tâm hồn, nhiều tác giả, NXB Trẻ 2013, tr.142-143) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta điều gì? Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ "Một chút" được sử dụng trong văn bản trên. Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về giá trị của những điều nhỏ bé kì diệu trong cuộc sống. Phần II. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của “người đồng mình" trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chỉ lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đôi Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con... ...Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.72-73) Qua những lời người cha nói với con, em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước. Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2: Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo tác giả, một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta. Câu 3: Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “Một chút” được sử dụng trong văn bản trên: - Tạo nhịp điệu cho câu văn và tăng khả năng biểu đạt, biểu cảm cho văn bản. - Nhấn mạnh vai trò của những điều nhỏ bé trong cuộc sống. - Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống của chính mình. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: 1. Nêu vấn đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé. 2. Giải thích vấn đề - Những điều nhỏ bé là những điều giản dị, luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta hàng ngày. => Mọi thứ đều được tạo nên từ những điều nhỏ bé, và đôi khi những điều nhỏ chính là yếu tố làm nên ý nghĩa của cuộc sống. 3. Bàn luận vấn đề - Biểu hiện của những điều nhỏ bé: Biết yêu thương động vật, cỏ cây; Thấy cảm động khi được ai đó lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện hay….. - Ý nghĩa của những điều nhỏ bé: + Những điều nhỏ bé từng ngày tạo dựng những điều lớn lao trong tương lai. + Những điều nhỏ bé mà đẹp đẽ sẽ giúp chúng ta có niềm tin và sống tốt hơn. + Những điều nhỏ bé giúp xã hội phát triển văn minh, con người sống chân thành và kết nối với nhau nhiều hơn. - Làm thế nào để tạo dựng những điều nhỏ bé xung quanh mình: + Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ. + Lan tỏa những điều nhỏ bé, giản dị đến những người thân, người bạn. + Yêu cuộc sống của mình và luôn muốn cống hiến cho xã hội. … 4. Liên hệ bản thân II. LÀM VĂN Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả Y Phương, tác phẩm Nói với con. - Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích. 2. Thân bài - Những phẩm chất cao quý của người đồng mình: “Người đồng mình… … chí lớn” + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ. + Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi h/a miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. è Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi. - Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: “Người đồng mình… … làm phong tục” + Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn. + Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. è Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó. - Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: “Dẫu làm sao… … không lo cực nhọc” + Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. + Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. + So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. + Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. è Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: “Con ơi… … nghe con” + Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. + Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con. => Trách nhiệm của thế hệ trẻ: - Chăm chỉ học tập, bồi dưỡng tri thức để sau này xây dựng đất nước. - Bồi dưỡng về nhân cách, đạo đức để trở thành một công dân tốt. - Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, sẵn sàng cống hiến, phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước. -… 3. Kết bài - Nội dung: + Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Cha chăm nom con từng bước đi, nâng niu con từng tiếng cười, giọng nói và dạy dỗ con biết vững bước trên đường đời, biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương. + Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người dồng mình của tác giả. - Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.
Quảng cáo
|