Giải bài 2 trang 124 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạoHãy tìm độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và các giá trị ngoại lệ của các mẫu số liệu sau: a) 6; 8; 3; 4; 5; 6; 7; 2; 4. b) 13; 37; 64; 12; 26; 43; 29; 23. Quảng cáo
Đề bài Hãy tìm độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và các giá trị ngoại lệ của các mẫu số liệu sau: a) 6; 8; 3; 4; 5; 6; 7; 2; 4. b) 13; 37; 64; 12; 26; 43; 29; 23. Phương pháp giải - Xem chi tiết Cho mẫu số liệu \({x_1},{x_2},...,{x_n}.\) +) số trung bình \(\overline x = \frac{{{x_1} + {x_2} + ... + {x_n}}}{n}\) +) phương sai \({S^2} = \frac{1}{n}\left[ {{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {{\left( {{x_n} - \overline x } \right)}^2}} \right]\) hoặc \({S^2} = \frac{1}{n}\left( {{x_1}^2 + {x_2}^2 + ... + {x_n}^2} \right) - {\overline x ^2}\) => Độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {{S^2}} \) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: \({X_1},{X_2},...,{X_n}\) +) Khoảng biến thiên: \(R = {X_n} - {X_1}\) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\) Bước 1: Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: \({X_1},{X_2},...,{X_n}\) Bước 2: \({Q_2} = {M_e} = \left\{ \begin{array}{l}{X_{k + 1}}\quad \quad \quad \quad \quad (n = 2k + 1)\\\frac{1}{2}({X_k} + {X_{k + 1}})\quad \;\,(n = 2k)\end{array} \right.\) \({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ) \({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ) +) Khoảng tứ phân vị: \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}\) +) x là giá trị ngoại lệ trong mẫu nếu \(x > {Q_3} + 1,5{\Delta _Q}\) hoặc \(x < {Q_1} - 1,5{\Delta _Q}\) Lời giải chi tiết a) +) Số trung bình \(\overline x = \frac{{6 + 8 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 2 + 4}}{9} = 5\) +) phương sai hoặc \({S^2} = \frac{1}{9}\left( {{6^2} + {8^2} + ... + {4^2}} \right) - {5^2} = \frac{{10}}{3}\) => Độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {\frac{{10}}{3}} \approx 1,8\) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 2; 3; 4; 4; 5; 6; 6; 7; 8. +) Khoảng biến thiên: \(R = 8 - 2 = 6\) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\) \({Q_2} = {M_e} = 5\) \({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu 2; 3; 4; 4. Do đó \({Q_1} = 3,5\) \({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu: 6; 6; 7; 8. Do đó \({Q_3} = 6,5\) +) Khoảng tứ phân vị: \({\Delta _Q} = 6,5 - 3,5 = 3\) +) x là giá trị ngoại lệ trong mẫu nếu \(x > 6,5 + 1,5.3 = 11\) hoặc \(x < 3,5 - 1,5.3 = - 1\) Vậy không có giá trị ngoại lệ trong mẫu số liệu trên. b) +) Số trung bình \(\overline x = \frac{{13 + 37 + 64 + 12 + 26 + 43 + 29 + 23}}{8} = 30,875\) +) phương sai hoặc \({S^2} = \frac{1}{8}\left( {{{13}^2} + {{37}^2} + ... + {{23}^2}} \right) - 30,{875^2} \approx 255,8\) => Độ lệch chuẩn \(S \approx 16\) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 12; 13; 23; 26; 29; 37; 43; 64. +) Khoảng biến thiên: \(R = 64 - 12 = 52\) Tứ phân vị: \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\) \({Q_2} = {M_e} = 27,5\) \({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu 12; 13; 23; 26. Do đó \({Q_1} = 18\) \({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu: 29; 37; 43; 64. Do đó \({Q_3} = 40\) +) Khoảng tứ phân vị: \({\Delta _Q} = 40 - 18 = 22\) +) x là giá trị ngoại lệ trong mẫu nếu \(x > 40 + 1,5.22 = 73\) hoặc \(x < 18 - 1,5.22 = - 15\) Vậy không có giá trị ngoại lệ trong mẫu số liệu trên.
Quảng cáo
|