Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ bài thơ "Sông núi nước Nam"Trong các bài thơ trung đại đã học em thích nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Trong các bài thơ trung đại đã học em thích nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơ đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước. Bài mẫu 2 Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lý thiêng liêng và cao cả: chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận - một đặc điểm của thơ ca thời Lý - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Bài mẫu 3 Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý có được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. (Nguồn: Sưu tầm) Bài mẫu 4 Bài thơ "Sông núi nước Nam" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, thể hiện mạnh mẽ tinh thần yêu nước và ý thức tự hào dân tộc. Với giọng điệu hào hùng, dõng dạc, bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của nước Nam, nơi mà "vua Nam" cai trị đã được "thiên thư" định rõ. Câu thơ "Sông núi nước Nam vua Nam ở" vang lên như một lời khẳng định đanh thép, bất khả xâm phạm về quyền tự chủ của dân tộc. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, đánh bại mọi thế lực xâm lược của kẻ thù phương Bắc. Những kẻ xâm lấn dù hung hãn đến đâu cũng sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại vì dám trái với ý trời và xâm phạm đến đất nước ta. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích, hàm chứa tinh thần độc lập, tự cường và lòng yêu nước sâu sắc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bài mẫu 5 Bài thơ "Sông núi nước Nam" là một áng thơ bất hủ thể hiện mạnh mẽ ý thức về chủ quyền dân tộc và lòng tự hào của người dân Việt Nam. Lời thơ vang lên như một bản tuyên ngôn độc lập đầy khí phách, khẳng định đất nước Đại Việt là của người Nam, do vua Nam cai quản. Từng câu thơ hào hùng, đanh thép như tiếng chuông cảnh tỉnh mọi kẻ thù xâm lược rằng nếu dám xâm phạm bờ cõi nước Nam thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại nặng nề. Ý chí và quyết tâm bảo vệ bờ cõi của cha ông ta được thể hiện rõ nét qua từng lời thơ. Không chỉ là một tác phẩm văn học, bài thơ còn là niềm kiêu hãnh, biểu tượng cho tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc ta qua bao thế hệ. Đọc bài thơ, em thêm tự hào về truyền thống hào hùng của đất nước và ý thức được trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Quảng cáo
|