Viết bài văn phân tích tác phẩm Tiến sĩ giấy lớp 81. Mở đoạn: Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi. Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở đoạn: Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi. Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. 2. Thân đoạn: a. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu - Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”. Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác. Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định. ⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định. - Lí do: “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư. ⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang. Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ. ⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con. b. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ - Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò): “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát. “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu. ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ. - “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu. - Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú. ⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú. c. Hai câu luận - “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu. - “nắng mưa”: chỉ vất vả - “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều - “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. ⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. d. Hai câu kết - Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả. - Tự ý thức: “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời. - Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng. → Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm. Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Cùng là thơ trào phúng, nếu Trần Tú Xương góc cạnh, sâu cay bao nhiêu thì Nguyễn Khuyến lại nhẹ nhàng, kín đáo bấy nhiêu. Giáo sư Dương Quảng Hàm từng nhận xét chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến chính là lời của bậc đại nhân quân tử dùng để khuyên răn người đời. Đặc điểm đó của bút pháp trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến được khắc họa rõ nét qua tác phẩm thơ Tiến sĩ giấy. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sáng tác Tiến sĩ giấy theo thể thơ thất ngôn bát cú - một thể thơ đường luật vô cùng quen thuộc với các cây bút thời trung đại. Bài thơ đi theo cấu tứ đề thực luận kết rất chỉn chu, mẫu mực, với các thi pháp văn học trung đại tinh tế đã làm bật lên nét sang trọng trong thơ ông. Ngay hai câu đề, điệp từ “cũng” đã được xuất hiện liên tiếp bốn lần. Từ “cũng” gợi lên cảm giác khá khiên cưỡng với sự vật xuất hiện phía sau nó. Khiến những cờ, biển, cân đai trở nên kém phần oai nghiêm, trang trọng. Theo đó, tác giả liệt lê ra các phục sức xuất hiện trên người của một vị tiến sĩ - người có chức quan đỗ cao nhất trong một kì thi lớn, đứng đầu bảng vàng. Đó là những món đồ sang quý, biểu tượng cho người có vị thế, được nhiều người kính trọng. Biết bao sĩ tử tham gia vào con đường thi cử đều ao ước được mặc lên người những phục sức đó. Tuy nhiên, khi các phục sức cao quý ấy được liệt kê bằng điệp từ cũng mang vẻ khoe khoang, thì bỗng nhiên lại mang đậm tính mỉa mai. Đến cả danh xưng “ông nghè” oai phong cũng không nằm ngoài số phận đấy. Đặc biệt khi nó được đi cùng với cụm từ “có kém ai”. Cụm từ ấy khiến cho chức vị ông nghè trở nên giả dối, học đòi, không có vẻ trang nhã của người có học thức. Nhưng vì sao tác giả lại mập mờ về thái độ với vị tiến sĩ này như vậy? Điều đó được nêu rõ ở hai câu thực tiếp theo. Nhà thơ đã khẳng định sự tinh tế của bản thân khi sử dụng nghệ thuật đối một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Thông thường, phép đối trong thơ trung đại rất tôn sùng sự đăng đối, ngang hàng với nhau, nhưng trong hai câu thơ này, sự đăng đối có phần khiên cưỡng. Giáp bảng là bảng rồng công bố danh sách thi sinh đỗ bảng vàng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao, được bao người trọng vọng, ấy thế mà lại đối với một mảnh giấy vụn. Khuôn mặt tuấn tú, uy nghiêm của một trạng nguyên thì lại đối với một nét bút mực chấm đỏ. Sự chênh lệch một trời một vực về tính chất, giá trị của cả hai vế lúc này được hiển thị rõ ràng. Bởi thật ra, vị tiến sĩ này chính là một vị tiến sĩ làm từ giấy - món đồ chơi phổ biến trong dân gian. Sự đăng đối một cách kì lạ giữa các vế thơ đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, thì còn đâu là thơ Nguyễn Khuyến. Từ đầu đến cuối, chẳng có câu chữ nào nói rằng nhà thơ đang tả một món đồ chơi cả. Thật thật, giả giả chẳng biết đâu mà phán đoán. Đó cũng chính là ngụ ý của nhà thơ. Một món đồ chơi tiến sĩ chỉ cần mẩu giấy vụn, chấm một nét mực là đã có thể tạo thành. Quá đơn giản và dễ dàng. Cách để tạo ra một tiến sĩ thật cũng thế. Chỉ cần quan chấm thi ậm ừ một nét bút, thế là đã có một tiến sĩ ra lò. Thật ở cái chức danh, cái áo quan, cái mão đội trên đầu, nhưng giả ở cái nội tình bên trong, ở cái trí tuệ ở trong người. Hình dáng vị tiến sĩ thật và tiến sĩ giấy lồng ghép vào nhau, tuy hai mà một, tuy thật mà giả. Sự trào phúng thâm thúy qua câu từ đó, chính là thủ pháp đặc trưng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Mượn hình ảnh tiến sĩ giấy - một món đồ chơi dân gian, nhà thơ Nguyễn Khuyến dùng giọng điệu mỉa mai, trào phúng của mình để phê phán, vạch trần bộ mặt thật của các vị tiến sĩ đương thời. Đó là những kẻ bù nhìn, chỉ có vẻ ngoài kệch cỡm cố bắt chước, ra vẻ. Nhưng vì chẳng có nội hàm, cái đầu lại rỗng tuếch nên tự biến mình thành trò hề, thành món đồ chơi cho những kẻ cầm quyền. Những tiến sĩ đó là đại diện cho nền học vấn của nước nhà, đại diện cho cả một triều đình phong kiến. Sự giả tạo, rỗng tuếch của họ chính là đại biểu cho một triều đại mục rỗng ở bên trong. Đó cũng chính là một trong các lí do khiến Nguyễn Khuyến lựa chọn rời bỏ triều đình để ẩn cư. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Trung thu trăng sáng như gương. Tết Trung thu là Tết của trẻ nhỏ, người lớn thường bày cỗ trông trăng và làm nhiều đổ chơi cho các em. Ngày xưa, để khuyến khích con cháu chăm lo học hành, ông bà, cha mẹ hay tặng thứ đồ chơi đặc biệt là hình nộm ông tiến sĩ, gọi là ông tiến sĩ giấy hay ông nghè tháng Tám. Chỉ cần vài que tre, dăm ba miếng giấy màu là bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã làm ra bộ dạng ông tiến sĩ ở thời điểm vinh quang nhất: lúc vinh quy bái tổ. Bài thơ Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nhưng trào phúng thường phải ngụ trữ tình mới hay. Mọi người đều biết Tam Nguyên Yên Đổ cũng là một ông nghè nổi tiếng tài ba, thừa hiểu tiến sĩ giấy chỉ là thứ đồ chơi cho trẻ con, vậy mà sao còn làm thơ chế giễu? Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến viết: Tác giả đang tả thực ông tiến sĩ giấy với đủ các thứ sang trọng vua ban cho ngày vinh quy như cờ, biển, cân đai và cũng gọi là ông nghè. Tại sao chỉ trong hai câu mà nhà thơ lại dùng một loạt bốn từ cũng? Đọc lên âm điệu giống như thể hiện thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ. Người đọc ngầm hiểu là trong đời có những ông tiến sĩ những ông nghè thật, xứng đáng với các thứ cờ, biển, cân đai đó, còn ông tiến sĩ này tuy cũng đầy đủ các thứ và cũng được người đời gọi bằng ông nghè nhưng chẳng có chút giá trị nào, vì đó chỉ là một ông nghè giả làm bằng giấy. Nghĩa đen là thế, còn nghĩa bóng là tuy cũng có đủ thứ quý giá thật đấy nhưng tài cán, đức hạnh chẳng ra gì. Ngụ ý thâm thuý của Nguyễn Khuyến là vừa tả hình dáng ông tiến sĩ giấy, vừa gợi cho người đọc liên tưởng đến những kẻ tuy mang danh tiến sĩ, áo mũ xênh xang nhưng thật sự chẳng có một chút tài đức nào. Hai câu thực tiếp tục phát triển ý nghĩa ấy : Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Với vài mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi bồi bồi, dán dán thành hình một ông tiến sĩ giấy, mặt mày phết màu trắng rồi dùng màu son tô điểm cho đẹp. Phần ấy là giả. Còn thân giáp bảng (giáp bảng là bảng thứ nhất sơn vàng nên còn được gọi là bảng vàng), dùng để ghi danh những người đỗ đại khoa, từ tiến sĩ trở lên. Văn khôi nghĩa là tài giỏi về văn chương. Mặt văn khôi là cách gọi những tiến sĩ có tài xứng với học vị cao quý đó. Làm nên thân giáp bảng và điểm rõ mặt văn khôi đâu phải chĩ cần mấy mảnh giấy và vài nét son mà thành. Phải bao năm đèn sách, có khi suốt cả đời, lại phải là kẻ thông minh, tài cao, chí lớn, gặp thầy gặp bạn mới nên danh chứ đâu có dễ dàng gì. Tuy vậy, ở đời không ít những vị tiến sĩ bằng xương bằng thịt, học hàm học vị hẳn hoi nhưng cũng chẳng khác gì loại tiến sĩ giấy. Cái thân giáp bảng và mặt văn khôi chẳng qua cũng chỉ là kết quả của những mảnh giấy do chạy chọt bằng thế lực đồng tiền và những nét son vẽ vời bôi bác để che mắt thiên hạ. Dù sao, cái thật và cái giả ở đây cũng vẫn còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi! Cái giả chưa được tác giả đem ra phê phán. Hai câu luận: Tấm thân xiêm ảo sao mà nhẹ, Không còn lấp lửng, bóng gió nữa, từ miêu tả bên ngoài, nhà thơ đã đi vào đánh giá bên trong, vẫn nói vể ông tiến sĩ giấy như: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy mà chĩa thẳng vào các vị khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì xứng đáng với danh vị cao quý ấy. Vậy mà cũng vênh vang với Gái danh ông nghè, ông thám, thì quả là cái giá khoa danh ấy quá rẻ, quá hời, chĩ nhờ dịp may mà mua được. Ý nghĩa trào lộng, châm biếm sâu cay của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ. Như thế là không phải chỉ đến Tết Trung thu mới xuất hiện hàng loạt rrhững ông tiến sĩ giấy, mà tiến sĩ giấy hằng ngày có mặt khắp nơi. Trong đám quan lại của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kĩ XIX, thiếu chi thân giáp bảng, mặt văn khôi nhưng cũng chẳng hơn gì loại tiến sĩ giấy. Lớp trước sợ giặc, hèn nhát đầu hàng. Lớp sau dựa vào lí lẽ tùy thời, ra làm quan với triều đình bù nhìn, ngoan ngoãn chấp nhận kiếp làm tay sai cho thực dân Pháp. Đến đây thì xiêm áo không chỉ nhẹ, khoa danh không chỉ hời mà đã thành dơ bẩn. Cho nên tác giả mới kết thúc bài thơ bằng hai câu nhận xét thâm thuý: Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Trở lại với tựa đề bài thơ và hai đối tượng một hiện, một ẩn là ông tiến sĩ giấy và ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt, chúng ta thấy giá trị chẳng khác gì nhau. Bởi cụ cũng là một ông nghè đích thực, hơn nữa là Tam Nguyên Yên Đổ nổi danh, nhưng trước tình cảnh tang thương của đất nước lúc bấy giờ, cũng đành thở dài ngậm ngùi, buông xuôi, bất lực. Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ là lời bình phẩm theo kiểu nâng nhân vật lên cao để rồi bật ra cái cười mỉa mai chua chát, đắng cay khi phải phơi bày sự thực là tiến sĩ thật hay tiến sĩ giấy giờ đây cũng đểu là thứ đồ chơi mà thôi! Nỗi đau tuy chưa chảy thành nước mắt nhưng cứ rưng rức ở trong lòng nhà thơ. Bài thơ Tiến sĩ giấy mới đọc qua tưởng chỉ ià một bài thơ vịnh vật đơn thuần nhưng suy ngẫm kĩ, ta sẽ thấy nó hàm ẩn chất trào phúng trữ tình sâu thẳm, thật đáng trân trọng. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một người vốn từ nhỏ thông minh, hiếu học, ông đỗ đạt rồi ra làm quan, ông nổi tiếng là thanh liêm và có lối sống gần gũi chan hòa với nhân dân. Nguyễn Khuyến đã để lại một kho tàng các tác phẩm cho Việt Nam như Quế sơn thi tập, Yên đỗ thi tập, những bài thơ vịnh mùa thu. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ Tiến sĩ giấy vừa mang âm hưởng trào phúng lại mang sự hài hước dí dỏm, dễ đi vào lòng người, và đói với tất cả mọi tầng lớp độc giả. Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Mặc dù chỉ là cách nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng hiện thực của một giai đoạn cảu xã hội, một thực trạng đang lan tràn, ngay cả tới thời kì này vẫn tồn tại. Với cách mở đầu đầy bất ngờ, hình ảnh tiến sĩ giấy hiện ra nhưng lại ngụ theo một ý nghĩa khác. Chúng ta ai cũng biết tiến sĩ giấy là đồ chơi dành cho trẻ con mỗi khi trung thu, vậy mà tiến sĩ giấy trong bài thơ lại mang một ý nghĩa chế giễu: Cũng cờ, cúng biển, cũng cân đai, Ông tiến sĩ ở đây có tất cả mọi thứ mà một ông tiến sĩ thật ngoài đời có, có cờ, biển , cân đai và cũng được gọi là ông nghè cũng được xưng danh lớn. Nếu như với ý tả thực thì người ta chỉ hiểu đơn thuần ở đây chính là hình ảnh của một ông tiến sĩ bình thường, được vua ban cho bổng lộc chức danh, uy nghi. Nhưng “ từ cũng” xuất hiện bốn lần trong bài thơ khiến cho độc giả tò mò, rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Khuyến ở đây chính là, ông tiến sĩ này làm bằng giấy, cũng có đủ mọi thứ để giống với một ông tiến sĩ thật nhưng thực ra lại là một tiến sĩ giấy, chẳng có tài năng phẩm hạnh gì Tiếp đến hai câu tiếp theo , Nguyễn Khuyến lại tiếp tục miêu tả về hình ảnh ấy: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Lại tiếp tục mang sắc thái trào phúng, Nguyễn Khuyến giải thích cho chúng ta hiểu, chỉ cần mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi có thể cắt dán vẽ nặn ra hình của ông tiến sĩ một cách dễ dàng. Còn với mảnh giấy thì cũng đủ để làm nên “thân giáp bảng “ và khuôn mặt của một tiến sĩ giấy là “ văn khôi” thông minh đức độ. Nhưng một ông tiến sĩ ở ngoài đời thực không chỉ có một mảnh giấy , cũng không thể dùng mấy miếng giấy mà tạo thành, vỏ của nó có thể giống tiến sĩ nhưng ruột lại trống rỗng. Như vậy, một tiến sĩ ở ngoài đời là người chịu bao nhiêu năm đèn sách khổ luyện, bao khó khăn vất vả rồi mới trở thành tiến sĩ, từ đó ta thấy được sự đối lập hoàn toàn giữa tiến sĩ giấy và tiến sĩ thật. Không còn chọn cách nói bóng gió nữa, Nguyễn Khuyến đi sâu vào đánh giá bên trong xem tiến sĩ giấy có những gì: Tấm thân xiêm sao sao mà nhẹ, Mọi thứ bên trong tiến sĩ giấy hiện ra với: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy. Đó là nhằm vào những kẻ khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì. Ý nghĩa trào phúng, châm biếm sâu sắc của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ. Thì ra một tiến sĩ mà cũng mua được bằng tiền, nên chỉ là tiến sĩ trên giấy tờ, nhưng làm sao có thể đánh đổi với bao nhiêu năm dùi mài kinh sử. Hình ảnh tiến sĩ giấy ở trong các dịp lễ trung thu lễ tết chỉ là cái cớ cho tác giả đi đến những ngụ ý sâu xa. “ tiến sĩ giấy– những con người không tự bản thân mình mà đi lên lại có mặt khắp mọi nơi, ngay ở cả những nơi nghiêm ngặt và quan trọng nhất. Nhưng có lẽ hai câu kết mới chính là những gì mà Nguyễn Khuyến muốn nói thẳng ra Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Giọng thơ Nguyễn Khuyến rõ ràng có ý phê phán, cười cợt nhưng không phải phê phán, cười cợt một cách thoải mái, và phảng phất trong lời chế giễu ấy có cả sự tự chế giễu bản thân. Người ta có thể nghĩ sâu xa về việc Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghề đích thực , một người có đức có tài, nhưng trước hoàn cảnh và vận mệnh đất nước lại đành ngậm ngùi buông xuôi. Những ngôn từ hình ảnh tạo ra nụ cười mỉa mai chát đối với một bộ phận trong xã hội phong kiến thời xưa. Giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại mang tính chất trào phúng sâu cay, mỗi câu mỗi từ ngày càng đưa độc giả nhìn nhận vấn đề một cách sâu xa. Bài tham khảo Mẫu 1 Tam nguyên Yên Đổ cũng là người có nhiều bài thơ mang ý vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc. Tiến sĩ giấy chính là một trong những tác phẩm như vậy. Bài thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của một tác gia trào phúng bậc thầy và mang ý nghĩa thời đại rõ rệt. Xã hội mà Nguyễn Khuyến sống là xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Trong Tiến sĩ giấy nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần tượng cao nhất của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng mấy trăm năm – ông tiến sĩ. Đây là một nhân vật rất quen thuộc của xã hội phong kiến Việt Nam. Đạt đến học vị tiến sĩ là niềm vinh quang không chỉ của bản thân từng con người mà của cả một dòng họ, một địa phương, được cả xã hội vinh danh, khoác lên mình những ánh hào quang chói lọi. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong mình những tri thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Đã có biết bao ông tiến sĩ trở thành trụ cột của đất nước, của dân tộc, trở thành nguyên khí quốc gia, được ghi tên tuổi, công trạng trên bia đá, sử xanh. Nhưng đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi, những giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ. Nho học, khoa cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh hão, cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không còn có ích lợi gì trong một bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đã được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấybất hủ của ông. Nhìn trên ý nghĩa bề mặt văn bản bài thơ có thể thấy đối tượng mà Tam nguyên Yên Đổ hướng tới để tạo nên tiếng cười là những đồ chơi dân gian – hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy dành cho trẻ con trong những dịp tết trung thu. Làm loại đồ chơi này, các nghệ nhân dân gian muốn khơi dậy ở trẻ em lòng hiếu học và ý chí phấn đấu để đạt tới vinh quang của nền học vấn thời đại, cống hiến tài năng cho đời, đem lại niềm vui cho ông bà, cha mẹ, vinh quang cho dòng họ, tổ tiên. Như vậy, hình ảnh ông nghè tháng Tám là một hình ảnh mang tính truyền thống rất đẹp. Ở hai câu đề, Nguyễn Khuyến chưa nói thẳng cho người đọc biết rõ người được ông giới thiệu trong bài thơ là ai. Nhân vật này có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo đích thị là một vị tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Biển là tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ ân tứ vinh quy. Cẩn là cái khăn. Đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Hết thảy đều là những thứ cao quý vua ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Tuy nhiên, điệp từ cũng xuất hiện với mật độ dày đặc và ẩn chứa ý vị mỉa mai bắt đầu bộc lộ thái độ của tác giả, khiến cho ta thấy có điều gì đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Từ cũng được nhấn mạnh, được đưa lên đầu câu, chỉ sự giống nhau, lặp lại của hiện tượng, kết hợp với ba từ có kém ai khiến cho con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đòi. Đến hai câu sau mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Trong hai câu thực này, nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Giáp bảng là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa, còn được gọi một cách trang trọng là bảng rồng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao nhưng thực chất ở đây chỉ được chế tác từ một mảnh giấy vụn. Còn chỉ bằng vài nét son là có thể tạo nên mặt văn khôi – chỉ người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đã đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ giả bằng giấy thực chẳng khó khăn gì, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này. Ông nghè tháng Tám có diện mạo bên ngoài giống hệt như tất cả các ông tiến sĩ thật nhưng cái thực học chỉ nhẹ hều như mảnh giấy và vết son mà thôi. Nhà thơ đã mượn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật. Đối với kẻ theo đòi chuyện học hành thì danh hiệu tiến sĩ là niềm vinh quang mà muốn đạt được nó thì người quân tử phải không ngừng tự học hành rèn luyện, có tri thức thông kim bác cổ, có tài năng xuất chúng để ra giúp dân, giúp nước. Có biết bao người đã theo đòi học hành chăm chỉ suốt đời mà vẫn không đạt được vinh hạnh đó. Nhưng nay thì đã khác, cái danh hiệu ấy đã bị người đời coi thường, khinh rẻ: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Đến hai câu luận này, Nguyễn Khuyến dường như đã chuyển từ việc mô tả khách quan sang việc đánh giá chủ quan. Chỉ qua hai cụm từ cảm thán: sao mà nhẹ, ấy mới hời dường như giá trị của ông nghè đã có thể mang ra cân đo, đong đếm. Ngày xưa kẻ lao tâm khổ tứ để đỗ đạt khoác trên thân tấm áo vua ban mà cảm thấy trách nhiệm nặng nề, thì nay kẻ mua danh bán tước khoác lên mình tấm áo ấy mà sao lại thấy nhẹ bẫng. Đơn giản bởi nó là thứ giả. Không phải ngẫu nhiên khi mô tả một ông tiến sĩ bằng giấy nhưng nhà thơ vẫn phải luôn gắn vào đó từ thân (thân giáp bảng) hoặc tấm thân (tấm thân xiêm áo), chính để tạo nên sự so sánh. Nhưng sao những lời lẽ tưởng như chủ quan chế giễu, mỉa mai trên lại như cũng đang nhuốm những ngậm ngùi, chua chát, cảm thán thời thế và nhà thơ dường như đang buồn cho chính mình vậy? Sáu câu thơ trên như một chiếc đòn bẩy để hai câu thơ cuối buông ra một lời kết luận khiến người đọc bàng hoàng: Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Ở đây, thêm một lần nữa tác giả tiếp tục khắc họa sâu thêm sự đối lập, tương phản gay gắt giữa cái bên ngoài và bản chất thật của ông tiến sĩ. Cụm từ ghế chéo lọng xanh vẫn gây cho người đọc ấn tượng về dáng vẻ oai vệ vốn có của nhân vật có học vấn cao nhất đương thời. Nhưng lần nâng lên cuối cùng này cũng sẽ là lần Nguyễn Khuyến giáng cho đối tượng trào phúng đòn hạ bệ chí mạng nhất. Giọng điệu mỉa mai, hài hước của hai chữ bảnh chọe đã giết chết, đã vạch rõ cái oai phong của vị tiến sĩ kia thực chất chỉ là cái mẽ giả dối bên ngoài : Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi. Thật là một hình ảnh thảm hại! Cái kẻ mà ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe ấy hóa ra là một thứ con rối chịu để kẻ khác giật dây mà thôi. Cái xã hội bát nháo ấy, cái thứ triều đình bù nhìn toàn những quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề ấy nhất định chỉ có thể sản sinh ra cái thứ hàng mã này. Mà cái kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả lũ rối người ấy từ trên xuống dưới không ai khác chính là bè lũ thực dân cướp nước. Nguyễn Khuyến đã nhìn thấy tất cả điều đó và ông kín đáo đưa ra trào phúng đại diện ưu tú nhất nhưng đã trở nên lỗi thời của cái thể chế đó. Tam nguyên Yên Đổ đã táo bạo đưa vào trong thơ mình những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: cũng…cũng, kém ai, sao mà nhẹ, ấy mới hời, tưởng rằng…, đưa chất văn xuôi, chất thế tục vào trong một thể thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao như thơ Đường luật, khiến cho thể thơ này trở nên gần gũi hơn, giàu giá trị hiện thực hơn. Nhà thơ phát hiện mâu thuẫn đáng cười ở đối tượng qua những nét đối lập của sự đồng dạng, giống nhau, (tiến sĩ thật – tiến sĩ giấy). Đó là những mâu thuẫn, những điều lố bịch gây cười có ngay trong bản thân đối tượng mà chính nó không hề ý thức được. Lối trào phúng của ông già Yên Đổ là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau những hình ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước “giải mã”, suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn ngữ với những ẩn dụ, phúng dụ… Để nhận ra thực chất của loại tiến sĩ thật dưới chế độ nửa thực dân phong kiến thì phải có tri thức về thứ đồ chơi trung thu của trẻ nhỏ – hình nộm ông nghè tháng Tám; hay muốn biết về thân phận vua hề, quan nhọ dưới chế độ thực dân nô lệ thì phải hiểu nghệ thuật chèo, đặc biệt là hề chèo (bài thơ Lời vợ người hát phường chèo) v.v… Rõ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo nên những cú đánh trượt. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đã dần đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ gãy một cách dễ dàng. Ông cũng cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản thân mình. Bởi trong số những ông nghè tháng Tám hết thời ấy có cả bản thân Nguyễn Khuyến nhưng tất nhiên ông Tam nguyên phủ Yên Đổ hoàn toàn khác với những kẻ hữu danh vô thực đương thời. Điều ấn tượng và độc đáo ở đây là cái hài hước ấy xuất phát từ trong lòng đối tượng bị phê phán. Sự phủ định rõ ràng còn có thêm màu sắc tự phủ định. Tính bi hài của hình tượng văn học nhờ vậy càng trở nên sâu sắc gấp bội. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình – tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào.Nguyễn Khuyến đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng mình. Tiếng nói lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại. Trong văn học trào phúng, phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là để khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình để tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương thời. Mỹ học về cái hài dường như không bao quát hết những sắc thái đa diện của thi tài Nguyễn Khuyến . Trong Tiến sĩ giấy nói riêng và trong thơ tự trào của ông nói chung, cái hài thường bị cái bi lấn át. Điều đó cũng khiến cho tính trữ tình, sự kết hợp giữa hai phẩm chất trào phúng và trữ tình trong các bài thơ trào phúng của ông trở nên nhuần nhuyễn, ý thơ như còn đọng mãi trong lòng người đọc. Vì vậy, Nguyễn Khuyến tự trào, tự giễu cợt mình, về mặt khách quan, cũng chính là đang trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xã hội thối nát, một nền học vấn đã hết thời, và một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò lịch sử. Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ thằng cu, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người ta đang đem mình ra để bỡn cợt: Rõ chú hoa man khéo vẽ trò Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Có lẽ Nguyễn Khuyến là người trí thức đầu tiên trong thời đại ông có được cái nhìn tỉnh táo như vậy. Không phải người trí thức nào trong cơn phong ba của lịch sử cũng nhận ra được những hạn chế tất yếu của giai cấp mình, thừa nhận sự bất lực của nó trước thực tế lịch sử. Nguyễn Khuyến lớn chính vì ông đã sớm nhận ra tất cả những điều đó. Rõ ràng, bên cạnh màu sắc bi, hài, tự trào thấm đẫm chất trữ tình, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến còn mang tính triết lý sâu sắc về nhiều vấn đề xã hội, trong đó nổi bật là triết lý về thân phận của người trí thức, của lớp nho sĩ cuối mùa tầng lớp mang trong số phận của mình bi kịch có tính chất nhân loại ở buổi giao thời dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nguyễn Khuyến đã tự phản tỉnh mình, tự ý thức được thân phận con người thừa của mình, thấy mình là một hủ nho trong thời buổi mới. Mặc cảm con người thừa, con người vô tích sự phải đến Nguyễn Khuyến và đặc biệt Tú Xương sau này mới thật sự rõ nét. Tuy nhiên về chủ đề này giữa hai nhà thơ có những khác biệt cơ bản. Tú Xương cũng có bài thơ Tiến sĩ giấy nhưng hình tượng nhân vật của ông không có lớp nghĩa tự trào, không có màu sắc bi kịch và ít chi tiết khắc họa mang tính điển hình. Con người không có duyên phận với khoa cử này đứng ở thế đối lập với những kẻ mang danh khoa bảng mà không phải là người trong cuộc, người ở trên nhìn xuống như Nguyễn Khuyến. Vì vậy ông Tú có thể chửi thẳng mà không e dè và cũng không hề có chút chua xót cho đối tượng bị trào phúng : Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào ? Có thể thấy, hình tượng Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến mang tính đa nghĩa, giàu liên tưởng và cũng là hình tượng có tính điển hình và tính khái quát cao độ hơn. Điểm chung giữa hai tác giả chính là tấm lòng ưu ái suốt đời trăn trở vì dân, vì nước được thể hiện phong phú qua những bài thơ giàu giá trị nghệ thuật. Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nguyễn Khuyến mà còn là một trong những hình tượng điển hình có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao. Tiến sĩ giấy cũng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà còn là hình tượng nghệ thuật mang giá trị phổ biến, chỉ những kẻ bề ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhãn mà mình đang mang. Những nhân vật đó thời nào cũng có, đặc biệt trong những giai đoạn mà những giá trị thật giả lẫn lộn, đồng tiền lên ngôi, thời kỳ mà con người được định giá bằng đủ thứ danh hiệu hình thức thì loại người đó càng nhiều. Họ có thể là những kẻ mua danh bán tước, những tiến sĩ giả, nhưng họ cũng có thể là những người đi học thật nhưng tài năng kém cỏi và Nguyễn Khuyến chính là người đầu tiên đã tổng kết hiện tượng xã hội đó thành một hình tượng nghệ thuật điển hình tượng trưng cho mọi thời đại. Điều đó đã khẳng định giá trị sáng tạo và sức sống bền vững muôn đời của thơ ca Tam nguyên Yên Đổ. Bài thâm khảo Mẫu 2 Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. "Tiến sĩ giấy" là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả. Nhan đề bài thơ "Tiến sĩ giấy" vốn để miêu tả một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Đó là hình nộm bằng giấy cho trẻ em chơi trung thu, giả hình ông tiến sĩ để khơi dậy trẻ em lòng ham học và ý thức theo con đường khoa cử. Tuy nhiên trong văn bản, "giấy" không chỉ để gợi về chất liệu mà còn khiến người đọc liên tưởng đến tính chất hư danh. Bởi vậy, đặt tên tác phẩm là "Tiến sĩ giấy", Nguyễn Khuyến đã ngụ ý phê phán một cách khéo léo tính chất hư danh của học vị tiến sĩ trong thời buổi Hán học suy tàn, Tây học ngày càng lấn át. Mở đầu bài thơ, hình tượng ông tiến sĩ giấy hiện lên với những nét phác họa khái quát nhất: "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Đối tượng Nguyễn Khuyến miêu tả có "cờ", có "biển" - tấm biển gỗ in chữ "ân tứ vinh quy", có "cân đai" - khăn bịt tóc để đội mũ và đai đeo ngang lưng. Tất cả những thứ đó tạo nên y phục của quan lại, quý tộc lớn thời phong kiến. Thế nhưng điệp từ "cũng" được nhắc đi nhắc lại đến bốn lần ở đầu mỗi dòng thơ khiến người đọc không thể nghi ngờ bản chất của đối tượng. Tuy giống nhưng đó không phải là ông tiến sĩ thật, hóa ra đó chỉ là ông tiến sĩ làm bằng giấy để tạo thành đồ chơi cho trẻ con. Câu thơ vì thế thoáng chút mỉa mai, châm biếm của tác giả. Đến với hai câu thực, hình dáng tiến sĩ giấy được khắc họa rõ nét hơn: "Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Tiến sĩ giấy ấy chỉ cần vài mảnh giấy là tạo thành hình dáng, chỉ cần vài ba nét son là tạo nên khuôn mặt của một người đứng đầu làng văn. Vậy nhưng hàm ý của Nguyễn Khuyến đâu dừng ở đó, câu thơ ẩn sâu dưới nghĩa tả thực là nghĩa ẩn dụ. Phải chăng để trở thành một tiến sĩ, có danh khoa bảng sao mà dễ dàng đến thế, chỉ cần vài ba "mảnh giấy" (tiền giấy) là có thể làm được? Bởi vậy, đến hai câu thực, nhà thơ trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình: "Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Để trở thành tiến sĩ mang danh khoa bảng, bao nhiêu giọt mồ hôi phải đổ trên trang sách, bao ngày dùi mài kinh sử cần mẫn, vậy mà giờ đây, "tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ" đến thế. Thực trạng đất nước lúc bấy giờ với những thay đổi về đường hướng tuyển chọn nhân tài, tệ mua danh bán chức diễn ra phổ biến dẫn đến xuất hiện những kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Hậu quả là, những người có tài năng thực sự, những người bằng thực lực của mình đỗ đạt cao cũng chỉ bằng những kẻ "tiến sĩ giấy". Bởi vậy, giọng điệu hai câu thơ, đặc biệt "cái giá khoa danh ấy mới hời" cất lên sao mà chua chát, thoáng chút tự trào của nhà thơ. Tác giả như vừa châm biếm mỉa mai thực trạng xã hội, vừa cười người nhưng để rồi cười mình, để xót xa cho chính bản thân vàcho cả đất nước. Tiếng cười ở hai câu thực đã chua chát, sâu cay nhưng phải đến hai câu thơ kết, tính chất trào phúng của bài thơ mới thực sự đạt tới đỉnh cao, nó phá tan thật thật giả giả ở các câu thơ trước: "Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Ông tiến sĩ giấy hiện lên với hành động "ngồi bảnh chọe" gợi dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện, kết hợp với "ghế tréo" và "lọng xanh" oai nghiêm. Ta như cảm nhận được thái độ đả kích của tác giả với những kẻ nhờ có đồng tiền lo lót mà mua quan bán chức, không chỉ vậy những kẻ đó còn thích thể hiện, ra oai. Tất cả làm nên ông tiến sĩ kệch cỡm, đáng khinh thường. Để rồi, kết lại bài thơ, ông bày tỏ quan điểm của mình một cách trực tiếp: "tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi". Cứ nghĩ là thật nhưng đến đây mới vỡ òa chỉ là một thứ đồ chơi bằng giấy, kết thúc khiến bao bạn đọc bất ngờ nhưng khi xét đến khía cạnh tự nhiên lại thấy hoàn toàn hợp lí. Nhà thơ như đang lột tả bản chất trống rỗng, chỉ có hư danh mà không có thực học của những ông nghè có thực trong đời sống. Là người trong cuộc, thấy được bộ mặt thật của cả xã hội bấy giờ, rằng những kẻ có danh mà không có thực ngày càng được đề cao, Nguyễn Khuyến chỉ biết bất lực mỉa mai và tự xót xa cho chính bản thân mình: " Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ (Tự trào) Bài thơ mượn hình ảnh tiến sĩ giấy quen thuộc từ thực tế đời sống để phê phán hạng người mang danh khoa bảng nhưng không có thực chất, cùng đó thể hiện thái độ tự trào của nhà thơ. Không phải chỉ trong thời đại của Nguyễn Khuyến, hiện tượng đó mới phổ biến mà ở bất cứ thời đại nào, đây vẫn là đề tài nóng bỏng của xã hội. Nhìn vào những mặt trái của thực tế ấy để khắc phục, đó mới là một xã hội bình đẳng và tiến bộ. Bài tham khảo Mẫu 3 Nguyễn Khuyến, nhà thơ đại diện cho quê hương làng cảnh Việt Nam, đã sử dụng ngòi bút giản dị và ấm áp để mô tả đời sống nông thôn. Nhưng qua vần thơ, ông truyền đạt tâm trạng yêu nước, lòng u hoài trước những biến động của thời đại. Trong thế kỷ XIX, với những khó khăn về tư tưởng và kinh tế, nhà thơ cảm nhận sự bất lực. Bài thơ 'Tiến sĩ giấy' là sự trào phúng, châm biếm của Tam Nguyên Yên Đổ đối với những người mang danh tiến sĩ mà không có thực lực, đồng thời là lời tự trào của tác giả. Tiêu đề bài thơ 'Tiến sĩ giấy' không chỉ là mô tả một phong cách văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt. Nó là hình ảnh của một chiếc nộm giấy dành cho trẻ em chơi trung thu, giả vờ là ông tiến sĩ để khuyến khích trẻ em ham học và có ý thức theo đuổi con đường học vấn. Tuy nhiên, từ từng từ trong văn bản, 'giấy' không chỉ đề cập đến chất liệu mà còn gợi lên hình ảnh về tính chất hư danh. Tên bài thơ 'Tiến sĩ giấy' là sự chọn lựa khôn ngoan của Nguyễn Khuyến, là cách tinh tế để chỉ trích tính chất hư danh của học vị tiến sĩ trong thời kỳ Hán học suy tàn, Tây học đang ngày càng lấn át. Bài thơ mở đầu với hình tượng ông tiến sĩ giấy, đơn giản nhưng phác họa nét chung nhất: 'Cờ, biển, cân đai đều xuất hiện Nguyên tượng được Nguyễn Khuyến mô tả với 'cờ', 'biển' - tấm biển gỗ in chữ 'ân tứ vinh quy', và 'cân đai' - khăn bịt tóc đeo mũ và đeo đai ngang lưng. Tất cả những yếu tố này tạo nên bức tranh về trang phục của quan lại, quý tộc thời phong kiến. Tuy nhiên, sự lặp lại của từ 'cũng' bốn lần ở đầu mỗi dòng thơ làm cho đối tượng không thể được đánh giá cao. Dường như giống nhau, nhưng thực tế đó chỉ là ông tiến sĩ giấy, chỉ là đồ chơi làm bằng giấy cho trẻ con. Câu thơ vì thế mang nét mỉa mai, châm biếm của tác giả. Chuyển sang hai câu thực tế, hình ảnh tiến sĩ giấy được phác thảo rõ ràng hơn: 'Mảnh giấy tạo nên thân áo bảng 'Tiến sĩ giấy chỉ cần vài tờ giấy là hình thành, vài nét son tạo nên bức tranh văn khôi.' 'Tấm thân xiêm áo sao lại nhẹ thế, giá trị của danh hiệu tiến sĩ mới thật lợi hại.' Chuyển đến thực tế, để trở thành tiến sĩ mang danh vị cao, cần bao nhiêu cố gắng, mồ hôi, ngày đêm công châm mài mòn kiến thức, nhưng giờ đây, 'tấm thân xiêm áo sao lại nhẹ thế'. Tình hình xã hội thời bấy giờ với sự thay đổi trong cách tuyển chọn nhân tài, việc mua danh bán chức trở nên phổ biến, tạo ra những người chỉ có danh vị mà không có kiến thức thực sự. Hậu quả là những người tài năng, có kiến thức thực sự, cao cấp không khác gì những kẻ 'tiến sĩ giấy'. Giọng điệu của hai câu thơ, đặc biệt là 'cái giá khoa danh ấy mới hời', phản ánh sự châm biếm của nhà thơ về tình hình xã hội, đồng thời cũng làm nổi bật nét trào phúng. Tác giả không chỉ mỉa mai thực trạng xã hội, mà còn cười châm chọc người khác và chính bản thân, đồng thời đau xót cho cả đất nước. Tiếng cười từ hai câu thực tế đã đắng cay, sâu sắc, nhưng đến hai câu thơ kết, tính chất trào phúng của bài thơ mới thực sự đạt đến đỉnh cao, phá vỡ giả tưởng ở các câu thơ trước: 'Ngồi trên ghế tréo lọng xanh, tỏ ra bảnh chọe, cứ nghĩ đồ thật, lại hóa ra đồ chơi.' Hình ảnh ông tiến sĩ giấy xuất hiện, thể hiện với tư thế 'ngồi bảnh chọe', vẻ oai vệ, lối ăn mặc sang trọng, đậm chất đại diện. Tác giả phát đi sự phê phán với những người sử dụng tiền bạc để mua quyền lực, không chỉ thế, họ còn thích thể hiện, làm lễ. Tất cả tạo nên ông tiến sĩ giấy, một hình ảnh lố bịch, đáng khinh. Kết thúc bài thơ, tác giả tỏ ý một cách trực tiếp: 'nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi'. Tưởng là thật nhưng cuối cùng chỉ là một đồ chơi bằng giấy, làm bất ngờ độc giả nhưng lại hoàn toàn hợp lý khi xét đến tự nhiên. Nhà thơ như đang mô tả bản chất trống rỗng, chỉ có hư danh mà không có kiến thức của những người có vẻ cao quý trong xã hội. Là người trực tiếp trải qua, thấy rõ bức tranh xã hội, rằng những người chỉ có danh vị mà không có kiến thức thực sự được đánh giá cao, Nguyễn Khuyến chỉ biết bày tỏ mỉa mai và xót xa cho bản thân mình: 'Thậm chí nghĩ về bản thân cũng thấy tởm tởm, Nhưng rồi, bia xanh, bảng vàng đâu còn thấy.' (Tự châm biếm) Bài thơ sử dụng hình ảnh tiến sĩ giấy để chỉ trích những người có danh vị khoa bảng nhưng thiếu kiến thức thực tế. Thái độ mỉa mai của nhà thơ cũng được thể hiện trong tác phẩm. Không chỉ giới hạn trong thời kỳ của Nguyễn Khuyến, hiện tượng này là vấn đề nóng của xã hội ở mọi thời đại. Để cải thiện, cần nhìn nhận rõ những khía cạnh tiêu cực của thực tế, từ đó xây dựng một xã hội bình đẳng và tiến bộ.
Quảng cáo
|