Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai tiếng đồng chí trong bài thơ Đồng chíTrong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Bài mẫu 2 Câu thơ "Đồng chí!" kết tụ tình cảm đồng đội rất thiêng liêng. Đây là câu thơ thứ bảy, chỉ có hai tiếng, được ngắt ra thành dòng riêng nhưng nó vẫn thực hiện được vai trò của một câu thơ bởi nó chan chứa sức nặng giữa phần một và phần sau của bài. Đây là lần duy nhất trong bài hai tiếng "đồng chí" xuất hiện riêng biệt, đó là sự dồn tụ cảm xúc để bật ra thành tiếng gọi. Nó là lời khẳng định và là sự phát hiện. Hai tiếng vang lên thiêng liêng, máu thịt vô cùng, là kết tinh của tình giai cấp, tình bạn, tình người. Lời thơ trở nên tha thiết, trầm lắng như một nốt nhấn trong bản nhạc tâm tình của người lính. Gọi nhau là đồng chí, các chiến sĩ đã để tình cảm riêng của mình hòa vào mối giáo cảm lớn lao của dân tộc. Câu thơ như một bản lề đã khép mở ra hai thế giới riêng biệt.
Quảng cáo
|