Em hiểu bài Hịch tướng sĩ như thế nào về hình thức và nội dung, hãy tóm tắt và nêu một số ý lớn

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quôc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gợi ý

1. Hình thức

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quôc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II.

2. Nội dung

Bài hịch đáng chú ý hơn cả là đoạn 2 và 3.

- Đoạn 2 có 2 ý lớn:

+ Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.

+ Thể hiện tâm tư của vị Thống soái: Bài hịch nổi bật lên hình tượng Trần Quốc Tuấn (cái tôi trữ tình) với tấm lòng yệu nước vĩ đại, tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp ấy ở hai ý nhỏ như sau:

+ Một trạng thái căm uất, hận thù sục sôi. Một trái tim chứa chất cảm xúc về vận mệnh của đất nước, sự tồn vong của nhà Trần, thân danh và số phận của tướng sĩ, nhân dân.

+ Lời văn giản dị, từ ngữ giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm “tới bữa quên ăn”, "nửa đêm vỗ gối”.

+ Một ý chí xả thân cứu nước, dù phải hi sinh tính mệnh. Chủ thể trữ tình được thu gọn trong những ngôn ngữ có vẻ hơi ước lệ, nhưng rất thật: “chỉ căm tức -chưa xả thịt lột da... dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ”. Lời văn thống thiết, hùng biện, có sức mạnh thấu đến tim gan người nghe. Đoạn văn tiêu biểu cho khí phách anh hùng dân tộc.

- Đoạn 3 có 3 ý lớn:

+ Xác lập quan hệ giữa vị Thống soái và tướng sĩ, khẳng định đó là quan hệ lốt -Vp đã có từ lâu. Ra trận sống chết có nhau, lúc hoà bình vui sướng cùng hưởng, vinh lộc cùng chia sẻ... Cách sống như thế có kém chi ai!

+ Tiếp đến là những  lời phê phán, trách móc tướng sĩ: Tình sâu nghĩa nặng như thế mà không biết nghĩ suy, không biết căm tức khi thấy quân thù ngạo mạn khinh thường chủ của mình (Còn có nghĩa là tôn miếu tường cột của đất nước).

+ Ông lên án thú ăn chơi: “chọi gà, đánh bạc, rượu ngon, tiếng hát” tránh làm sao được tai hoạ khi quân thù xâm chiếm.

+ Ông chỉ cho tướng sĩ thấy cái hậu quả không thể lường được, đó là: “nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời”, lúc đó thì mọi người đều không còn gì nữa.

3. Nghệ thuật

- Cách lập luận nổi bật nhất của tác giả là đoạn văn nói chuyện trực tiếp với tướng sĩ, đối tượng của bài hịch, ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ.

- Giọng văn ở đoạn trích giảng rất đa dạng và biến hoạ, khi thì ôn tồn, thống thiết, nghĩa nặng tình sâu, khi thì chi tiết chua cay, trách mắng nghiêm túc... Đặc biệt là giọng “khích tướng” thể hiện bởi lời văn làm thức tĩnh lòng tự trọng ý thức danh dự, tinh thần thượng võ...

- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, sắc thái biểu hiện, nhưng rất rành mạch. Nhiều đoạn có sự sáng tạo điệp ngữ điệp từ, làm cho ý nghĩa biểu hiện thêm sâu sắc, giọng văn thêm hùng hồn, khúc chiết.

- Qua hai đoạn văn trích giảng là những đoạn văn chính luận, ta thấy Hịch tướng sĩ là một văn kiện chính trị, nhưng sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy cảm xúc của một tác phẩm văn học.

- Cái “tôi trữ tình” của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch thể hiện ông là một nhà quân sự tài kiêm văn võ. Ở đây là “trữ tình hùng biện”, giàu hình tượng, đầy sức hấp dẫn, đánh dấu một kiệt tác văn chương yêu nước thời đại chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Bài mẫu 1

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II.

Nội dung bài hịch đáng chú ý hơn cả ở đoạn 2 và 3.

Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: "đi lại nghênh ngang", "uốn lưỡi cú u", "sỉ nhục triều đình" Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.

Thể hiện tâm tư của vị Thống soái: Bài hịch nổi bật lên hình tượng Trần Quốc Tuấn (cái tôi trữ tình) với tấm lòng yêu nước vĩ đại, tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp ấy ở hai ý nhỏ như sau:

Một trạng thái căm uất, hận thù sục sôi. Một trái tim chứa chất cảm xúc về vận mệnh của đất nước, sự tồn vong của nhà Trần, thân danh và số phận của tướng sĩ, nhân dân.
Lời văn giản dị, từ ngữ giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm "tới bữa quên ăn", "nửa đêm vỗ gối".
Một ý chí xả thân cứu nước, dù phải hi sinh tính mệnh. Chủ thể trữ tình được thu gọn trong những ngôn ngữ có vẻ hơi ước lệ, nhưng rất thật: "chỉ căm tức -chưa xả thịt lột da... dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ". Lời văn thống thiết, hùng biện, có sức mạnh thấu đến tim gan người nghe. Đoạn văn tiêu biểu cho khí phách anh hùng dân tộc.

Đoạn 3 có 3 ý lớn:
Xác lập quan hệ giữa vị Thống soái và tướng sĩ, khẳng định đó là quan hệ lốt -Vp đã có từ lâu. Ra trận sống chết có nhau, lúc hoà bình vui sướng cùng hưởng, vinh lộc cùng chia sẻ... Cách sống như thế có kém chi ai! Tiếp đến là những lời phê phán, trách móc tướng sĩ: Tình sâu nghĩa nặng như thế mà không biết nghĩ suy, không biết căm tức khi thấy quân thù ngạo mạn khinh thường chủ của mình (Còn có nghĩa là tôn miếu tường cột của đất nước). Ông lên án thú ăn chơi: "chọi gà, đánh bạc, rượu ngon, tiếng hát" tránh làm sao được tai hoạ khi quân thù xâm chiếm. Ông chỉ cho tướng sĩ thấy cái hậu quả không thể lường được, đó là: "nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời", lúc đó thì mọi người đều không còn gì nữa.

Về nghệ thuật của bài hịch có 5 điểm. Cách lập luận nổi bật nhất của tác giả là đoạn văn nói chuyện trực tiếp với tướng sĩ, đối tượng của bài hịch, ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Giọng văn ở đoạn trích giảng rất đa dạng và biến hoạ, khi thì ôn tồn, thống thiết, nghĩa nặng tình sâu, khi thì chi tiết chua cay, trách mắng nghiêm túc... Đặc biệt là giọng "khích tướng" thể hiện bởi lời văn làm thức tĩnh lòng tự trọng ý thức danh dự, tinh thần thượng võ... Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, sắc thái biểu hiện, nhưng rất rành mạch. Nhiều đoạn có sự sáng tạo điệp ngữ điệp từ, làm cho ý nghĩa biểu hiện thêm sâu sắc, giọng văn thêm hùng hồn, khúc chiết. Qua hai đoạn văn trích giảng là những đoạn văn chính luận, ta thấy Hịch tướng sĩ là một văn kiện chính trị, nhưng sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy cảm xúc của một tác phẩm văn học. Cái "tôi trữ tình" của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch thể hiện ông là một nhà quân sự tài kiêm văn võ. Ở đây là "trữ tình hùng biện", giàu hình tượng, đầy sức hấp dẫn, đánh dấu một kiệt tác văn chương yêu nước thời đại chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close