Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình đồng chíTrong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Bài mẫu 2 “Đồng chí” của Chính Hữu đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận về tình đồng chí. Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu hay cùng chung một đơn vị chiến đấu. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Nhà thơ Chính Hữu đã từng tâm sự rằng “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”. Tình cảm này được xây dựng dựa trên những cơ sở bền chặt cũng như sự thấu hiểu, gắn bó từ trong chiến tranh gian khổ. Họ thấu hiểu, giúp đỡ và kề vai sát cánh trong mọi hoàn cảnh, đó là thứ tình cảm keo sơn như người thân trong gia đình. Có thể khẳng định rằng, tình cảm đồng chí thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Bài mẫu 3 “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về tình cảm đồng đội, đồng chí của người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tình cảm ấy được hình thành dựa trên cơ sở vững chắc là cùng chung hoàn cảnh sống, xuất thân cũng như lí tưởng, mục tiêu. Không chỉ vậy, người lính còn cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, nguy hiểm. Để rồi, họ trở thành tri kỉ, gắn bó keo sơn như người thân trong một gia đình. Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên nghe đầy trân trọng và yêu mến, đó chính là lời khẳng định cho tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian khổ mà tự hào. Và những câu thơ của Chính Hữu viết về tình cảm của người lính thật xúc động, đáng trân trọng nhường nào. Đặc biệt ấn tượng nhất là câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya. Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Mối tình đồng chí, đồng đội tồn tại bất diệt trong những năm kháng chiến gian khổ thật đáng trân trọng, ngưỡng mộ.
Quảng cáo
|