Trình bày suy nghĩ của em về vở kịch Lá đơn thứ 72 của Hoàng Thanh Du lớp 81. Mở bài - Giới thiệu vở kịch Lá đơn thứ 72 của Hoàng Thanh Du. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý chi tiết 1. Mở bài - Giới thiệu vở kịch Lá đơn thứ 72 của Hoàng Thanh Du. 2. Thân bài => Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh ngời sáng qua từng tình tiết trong vở kịch. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bài siêu ngắn Mẫu 1 Vở kịch "Lá đơn thứ 72” dựa trên một câu chuyện có thật. Theo tác giả Hoàng Thanh Du, ông viết kịch bản từ tư liệu của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên là thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao - người từng giải mã nhiều vụ án oan sai. Tác giả ấn tượng với vụ án oan về ông Đỗ Văn Chồi, một đảng viên, từng là cán bộ địa phương, bị lĩnh án về tội giết người. Trong suốt 8 năm, ông Chồi liên tục gửi hơn 70 lá đơn để kêu oan. Năm 1966, Hồ Chủ tịch cho thư ký Vũ Kỳ chuyển đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: "Bác không hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải giải quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết”. Và vụ án của ông Đỗ Văn Chồi được lật lại… “Lá đơn thứ 72” giúp công chúng được tiếp cận thêm một câu chuyện về Người, đồng thời thúc đẩy thế hệ hôm nay đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bài siêu ngắn Mẫu 2 Vở kịch Lá đơn thứ 72 là tác phẩm về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là đề tài khó, bởi lẽ hình ảnh của Bác đã trở nên quá quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam, để có tác phẩm ghi dấu ấn mới, hấp dẫn và thuyết phục người xem đòi hỏi đầu tư công sức kỹ lưỡng. Lá đơn thứ 72 được viết theo tư liệu có thật của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên là Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao, người đã từng giải mã nhiều vụ án oan thấu trời xanh. Trong đó có vụ án oan sai của ông Đỗ Văn Chồi, một đảng viên, nguyên là cán bộ địa phương bị lĩnh án 8 năm tù vì tội giết người. Mang trọng tội là kẻ chủ mưu giết người, dù không mấy hy vọng nhưng liên tục trong suốt 8 năm trời trong trại cải tạo ông Chồi không ngừng làm đơn kêu oan gửi tới Bác Hồ. Lúc bấy giờ khoảng năm 1966, Hồ Chủ tịch cho thư ký Vũ Kỳ chuyển cho Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: “Bác không hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải giải quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết”- Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó vụ án oan sai của ông Đỗ Văn Chồi đã được minh oan. Từ câu chuyện có thật này, tác giả Hoàng Thanh Du đã viết kịch bản Lá đơn thứ 72, khắc hoạ rõ nét hình tượng Bác – Người cha già luôn hết lòng vì dân, luôn gần dân và quan tâm tới cả những người yếu thế nhất; hướng đến vận động mọi người cùng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra vở kịch cũng nói lên chân lý hi vọng công lý luôn ở cuối con đường dù khó khăn đến mấy cũng được soi sáng. Bài siêu ngắn Mẫu 3 Vở kịch “Lá đơn thứ 72” lấy bối cảnh miền Bắc những năm 1960 – 1970. Ngay phút mở màn, sân khấu bao phủ một màu u ám. Đức Minh - người tù số 003 mang theo nỗi uất ức vì chịu án oan. 8 năm ròng, người tù ấy luôn chấp hành tốt tất cả các nội quy của trại nhưng không ngừng viết đơn gửi Bác Hồ với mong muốn được giải oan. 71 lá thư được gửi đi, 71 lần gặp cán bộ điều tra là 71 lần được trả lời: Án xử đúng, yên tâm cải tạo! Mặc cho cán bộ trại giam khuyên giải, bạn tù chế giễu, người tù ấy vẫn viết lá đơn thứ 72 gửi đến Bác Hồ, đồng thời viết 1 lá đơn khác, nhờ vợ gửi tận tay Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Tin tưởng chồng không thể là một kẻ sát nhân, người vợ mang lá đơn, xin gặp và trao tận tay Viện trưởng. Cùng thời điểm này, tại Phủ Chủ tịch, lá đơn kêu oan thứ 72 của Đức Minh – người tù số 003 đến tay Bác Hồ. Có một điều khiến Người chú ý là tác giả bức thư không một lần xin giảm án. Anh ta chỉ thiết tha được minh oan, luôn đặt niềm tin sắt son vào Đảng, vào Bác. “Lá đơn thứ 72” là một trong những tác phẩm nghệ thuật – thành quả từ hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa mà các nghệ sĩ kính dâng lên Bác. Bài tham khảo Mẫu 1 Văn học nghệ thuật - sự tổng hòa của thế giới hiện thực khách quan và thế giới tâm hồn của nhà văn - kết tinh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ, câu từ, chi tiết nghệ thuật của người nghệ sĩ. Một tác phẩm văn chương thực sự đi vào lòng người khi cho ta cảm nhận được toàn bộ hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khi nó bộc lộ rõ tấm lòng, tâm tư tình cảm của người cầm bút, và đặc biệt phải giúp người đọc lưu lại trong tâm khảm một ấn tượng thật sự về những chi tiết nghệ thuật đặc sắc mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm. Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. “Lá đơn thứ 72” là một trong những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa như thế. Vở diễn khai thác theo tư liệu có thật của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, người đã tham gia giải mã nhiều vụ án oan sai. Trong đó có vụ án của ông Đỗ Văn Chồi - một đảng viên từng là cán bộ địa phương đã phải lĩnh án vì tội danh giết người. Trong suốt 8 năm ở trại cải tạo, ông Chồi liên tục gửi hơn 70 lá đơn kêu oan. Và đến lá đơn thứ 72, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được, vụ án mới được lật lại. Lúc bấy giờ, khoảng năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Người chuyển đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: “Bác không hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải giải quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết”. Từ đó, án oan được điều tra lại và ông Chồi được minh oan. Dù khai thác dựa trên những tư liệu về vụ án đã diễn ra cách đây hơn 50 năm nhưng “Lá đơn thứ 72” vẫn vẹn nguyên những giá trị thời sự. Sự xuất hiện của một vở diễn có sức nặng về đề tài chính luận thêm lần nữa cũng cho thấy sự mạnh dạn, quyết tâm đầu tư cho những sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao của một đơn vị sân khấu xã hội hóa năng động hàng đầu miền bắc. Bài tham khảo Mẫu 2 Vở kịch “Lá đơn thứ 72” dựa trên một câu chuyện có thật. Theo tác giả Hoàng Thanh Du, ông viết kịch bản từ tư liệu của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên là thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao - người từng giải mã nhiều vụ án oan sai ở Việt Nam những năm trước đây. Vở kịch lấy bối cảnh miền Bắc những năm 1960 - 1970. Ngay phút mở màn, sân khấu bao phủ một màu u ám. Đức Minh - người tù số 003 mang theo nỗi uất ức vì chịu án oan. 8 năm ròng, người tù ấy luôn chấp hành tốt tất cả các nội quy của trại nhưng không ngừng viết đơn gửi Bác Hồ với mong muốn được giải oan. Đó là vụ án oan về ông Đỗ Văn Chồi, một đảng viên, từng là cán bộ địa phương, bị lĩnh án về tội giết người. Trong suốt 8 năm, ông Chồi liên tục gửi hơn 70 lá đơn để kêu oan. Năm 1966, Hồ Chủ tịch cho thư ký Vũ Kỳ chuyển đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: “Bác không hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải giải quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết”. Và vụ án của ông Đỗ Văn Chồi được lật lại… Thực tế, trung tâm của câu chuyện, đặc biệt là gần như suốt nửa đầu vở diễn đều xoay quanh người tù số 003, nhưng trong vở “Lá đơn thứ 72”, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khắc hoạ rất rõ nét. Đúng như lời hứa của các nghệ sĩ ngay từ khi bắt đầu công bố khởi dựng tác phẩm là cố gắng khắc họa chân thực nhất, thuyết phục nhất về “Người cha già” luôn hết lòng vì dân, vì nước, gần dân, quan tâm tới người yếu thế nhất. Qua vở kịch tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển tải sinh động. Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tấm lòng và công lao to lớn của Người để càng thêm kính yêu và tự hào. Bài tham khảo Mẫu 3 Vở kịch “Lá đơn thứ 72” của tác giả Hoàng Thanh Du là một trong những chính kịch viết về đề tài tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ bạn đọc. Kịch bản dựa trên câu chuyện có thật về một người tù thụ án giết người kiên trì viết thư kêu oan trong 8 năm ròng gửi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và tin rằng nhất định Bác Hồ sẽ giải oan cho anh. May mắn là bức thư thứ 72 của anh đã đến được với Bác. Đích thân Bác đã chỉ thị cho điều tra lại bản án. Cuối cùng sự thật về thủ phạm cũng được làm sáng tỏ và người tù oan được trả lại tự do. “Chuyện của một con người là nhỏ sao?” - Câu hỏi nghiêm khắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thư ký thân tín Vũ Kỳ sau khi được biết, 71 lá thư kêu oan của một người tù đang thụ án giết người gửi cho Bác đã bị Văn phòng Chủ tịch nước coi là chuyện nhỏ và không chuyển cho Bác mà trả về người gửi. Ròng rã suốt 8 năm, người tù kêu oan kiên trì gửi thư cho Bác. Mãi đến lá thư thứ 72, nhờ sự "xé rào" của một kiểm sát viên đồng cảm với người viết đơn, Bác Hồ mới nhận được. Câu chuyện vụ án đó đã được hư cấu thành một kịch bản với nội dung đầy kịch tính, thể hiện niềm tin không gì lay chuyển của nhân dân ta vào sự anh minh của Bác cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của cơ quan bảo vệ pháp luật, của những người giữ cán cân công lý: Công lý, công bằng phải luôn được dành cho mỗi người dân, dù họ là ai. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nỗi oan trái của một con người là sự thất bại của nền công lý một đất nước. Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, hình tượng Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc giữa những năm chống Mỹ ác liệt nhất, thức khuya dậy sớm vì sự thành bại của sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, nhưng vẫn không coi số phận của một con người là việc nhỏ. Lá thư kêu oan bền bỉ của một người tù và sự vô cảm của hệ thống công vụ đem đến cho Người nhiều suy tư dằn vặt. Không những chỉ thị cho cơ quan pháp luật phải điều tra lại để tránh oan sai mà đích thân Bác đã cải trang cùng thư ký và cảnh vệ đến tận nhà vợ con người tù để hiểu thêm về anh và gia đình anh. Sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả cho thấy với tính thời sự nóng bỏng và chiều sâu nhân văn, Lá đơn thứ 72 dự kiến sẽ có sức lan tỏa sâu rộng và có sức sống lâu bền trong công chúng.
Quảng cáo
|