Tổng hợp các cách kết bài cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tự do lớp 8Một bài văn sẽ có bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Nếu mở bài có tính gợi mở thì kết bài sẽ kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng rãi hơn, sâu sắc hơn. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mẫu 1 Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Nhưng tác phẩm B của nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Mẫu 2 Khép lại những trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn. Mẫu 3 Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về ( vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”. Mẫu 4 Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm B đó đem lại điều gì mà khiến nhiều bạn đọc yêu thích đến thế?”. Có lẽ tác giả A đã dùng tất cả lớp ngôn từ tinh tế nhất để tạo nên (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B đến độ hoàn hảo như vậy. Mẫu 5 (Vấn đề nghị luận) trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Ví dụ minh hoạ Kết bài cho bài văn phân tích ghi lại cảm xúc về bài thơ Đồng chí. Khép lại những trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả Chính Hữu đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về tình đồng chí. Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.
Quảng cáo
|