Trắc nghiệm bài Mắc mưu Thị Hến - Tìm hiểu chung Văn 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Yếu tố nào sau đây gây tiếng cười cho đoạn trích?

  • A

    Xuất phát từ ngôn ngữ, hành động của nhân vật Huyện Trìa.

  • B

    Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Thị Hến.

  • C

    Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Nghêu.

  • D

    Đáp án khác.

Câu 2 :

Ý nào dưới đây không phải chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến?

  • A

    Tiếng Đề Hầu kêu cửa.

  • B

    Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa.

  • C

    Nghêu chui xuống gầm phản.

  • D

    Đề hầu trốn.

Câu 3 :

Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào với nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa?

  • A

    Thái độ phê phán, châm biếm.

  • B

    Thái độ ca ngợi.

  • C

    Thái độ trân trọng.

  • D

    Thái độ cảm thông.

Câu 4 :

Qua đoạn trích, tác giả đã cho người đọc thấy điều gì?

  • A

    Phơi bày những thói hư tật xấu của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến.

  • B

    Phơi bày bộ mặt tham lam, hèn nhát vơi những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. 

  • C

    A và B đúng.

  • D

    A và B sai.

Câu 5 :

Nhân vật Thị Hến hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Luôn khát khao có được hạnh phúc, được bảo vệ.

  • B

    Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp.

  • C

    Trong mắt mọi người là người chua ngoa, lẳng lơ.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yếu tố nào sau đây gây tiếng cười cho đoạn trích?

  • A

    Xuất phát từ ngôn ngữ, hành động của nhân vật Huyện Trìa.

  • B

    Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Thị Hến.

  • C

    Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Nghêu.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích yếu tố gây cười trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết :

Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

Câu 2 :

Ý nào dưới đây không phải chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến?

  • A

    Tiếng Đề Hầu kêu cửa.

  • B

    Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa.

  • C

    Nghêu chui xuống gầm phản.

  • D

    Đề hầu trốn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết :

Ý không phải chỉ dẫn sân khấu là: Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa (đây là lời thoại của nhân vật Nghêu)

Câu 3 :

Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào với nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa?

  • A

    Thái độ phê phán, châm biếm.

  • B

    Thái độ ca ngợi.

  • C

    Thái độ trân trọng.

  • D

    Thái độ cảm thông.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích thái độ của tác giả đối với các nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.

Lời giải chi tiết :

Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật trên qua các hành động, ngôn ngữ.

Câu 4 :

Qua đoạn trích, tác giả đã cho người đọc thấy điều gì?

  • A

    Phơi bày những thói hư tật xấu của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến.

  • B

    Phơi bày bộ mặt tham lam, hèn nhát vơi những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. 

  • C

    A và B đúng.

  • D

    A và B sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc và rút ra ý nghĩa của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày cho người đọc thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

Câu 5 :

Nhân vật Thị Hến hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Luôn khát khao có được hạnh phúc, được bảo vệ.

  • B

    Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp.

  • C

    Trong mắt mọi người là người chua ngoa, lẳng lơ.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích nhân vật Thị Hến.

Lời giải chi tiết :

Hến - người đàn bà góa, người đọc thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ. Hến trẻ trung, thông minh, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.

close