Trắc nghiệm bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam - Phân tích Văn 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nội dung của văn bản?

  • A

    Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sắc của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo.

  • B

    Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng. 

  • C

    Phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng.

  • D

    Trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta. 

Câu 2 :

Yếu tố nào sau đây KHÔNG góp phần hình thành nên văn hóa Hà Nội?

  • A

    Trữ lượng folklore (dân gian).

  • B

    Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian.

  • C

    Sắc thái sang trọng (từ văn hóa cung đình).

  • D

    Tinh hoa văn hóa thế giới.

Câu 3 :

Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

  • A

    Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương.

  • B

    Có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt

  • C

    Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 4 :

Văn hóa Hà Nội được hình thành qua những triều đại lịch sử nào?

  • A

    Triều đình Mạc - Trịnh.

  • B

    Triều đình Lý - Trần.

  • C

    Triều đình Lê - Nguyễn.

  • D

    Triều đình Trần - Lê.

Câu 5 :

Câu ca dao, tục ngữ nào KHÔNG được nhắc tới trong văn bản?

  • A

    Khéo lẻo tay nghể, đất lề Kẻ Chợ.

  • B

    Sông Tô nước chảy quanh co

    Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

  • C

    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

    Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh.

  • D

    Gắng công kén được cốm Vòng

    Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

Câu 6 :

Cụm từ "hằng số văn hóa" trong văn bản có nghĩa là gì?

  • A

    Là những yếu tố chủ quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • B

    Là những yếu tố chủ quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) không cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản có thể thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • C

    Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • D

    Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) không cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

Câu 7 :

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào?

  • A

    Lịch sử.

  • B

    Địa lý.

  • C

    Văn học.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 8 :

Văn bản sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào?

  • A

    Phương thức tự sự, miêu tả.

  • B

    Phương thức biểu cảm, tự sự.

  • C

    Phương thức tự sự, nghị luận.

  • D

    Phương thức biểu cảm, nghị luận.

Câu 9 :

Mục đích của việc lồng ghép các phương thức trong bài viết là gì?

  • A

    Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng.

  • B

    Tăng tính thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

  • C

    A và B đúng.

  • D

    A và B sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nội dung của văn bản?

  • A

    Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sắc của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo.

  • B

    Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng. 

  • C

    Phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng.

  • D

    Trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta. 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản.

Phương pháp loại trừ.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng khi nói về nội dung của văn bản là: Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng. 

Câu 2 :

Yếu tố nào sau đây KHÔNG góp phần hình thành nên văn hóa Hà Nội?

  • A

    Trữ lượng folklore (dân gian).

  • B

    Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian.

  • C

    Sắc thái sang trọng (từ văn hóa cung đình).

  • D

    Tinh hoa văn hóa thế giới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các yếu tố hình thành văn hóa Hà Nội.

Lời giải chi tiết :

Yếu tố không góp phần tạo nên văn hóa Hà Nội là tinh hoa văn hóa thế giới.

Câu 3 :

Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

  • A

    Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương.

  • B

    Có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt

  • C

    Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm kiếm và chọn lọc chi tiết trong văn bản.

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội là:

+ Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương

+ Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt 

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học 

Câu 4 :

Văn hóa Hà Nội được hình thành qua những triều đại lịch sử nào?

  • A

    Triều đình Mạc - Trịnh.

  • B

    Triều đình Lý - Trần.

  • C

    Triều đình Lê - Nguyễn.

  • D

    Triều đình Trần - Lê.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chú ý chi tiết về triều đại lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội.

Lời giải chi tiết :

Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần.

Câu 5 :

Câu ca dao, tục ngữ nào KHÔNG được nhắc tới trong văn bản?

  • A

    Khéo lẻo tay nghể, đất lề Kẻ Chợ.

  • B

    Sông Tô nước chảy quanh co

    Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

  • C

    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

    Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh.

  • D

    Gắng công kén được cốm Vòng

    Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chú ý những câu ca dao, tục ngữ được nhắc đến trong văn bản.

Phương pháp loại trừ.

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao không được nhắc đến trong văn bản là:

Sông Tô nước chảy quanh co

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Câu 6 :

Cụm từ "hằng số văn hóa" trong văn bản có nghĩa là gì?

  • A

    Là những yếu tố chủ quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • B

    Là những yếu tố chủ quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) không cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản có thể thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • C

    Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

  • D

    Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) không cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích nghĩa cụm từ "hằng số văn hóa".

Lời giải chi tiết :

Cụm từ "hằng số văn hóa" trong văn bản nghĩa là: Những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

Câu 7 :

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào?

  • A

    Lịch sử.

  • B

    Địa lý.

  • C

    Văn học.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý đến những lĩnh vực được tác giả huy động để làm rõ đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Lời giải chi tiết :

Các lĩnh vực được tác giả vận dụng là: lịch sử, địa lý, văn học.

Câu 8 :

Văn bản sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào?

  • A

    Phương thức tự sự, miêu tả.

  • B

    Phương thức biểu cảm, tự sự.

  • C

    Phương thức tự sự, nghị luận.

  • D

    Phương thức biểu cảm, nghị luận.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận.

Câu 9 :

Mục đích của việc lồng ghép các phương thức trong bài viết là gì?

  • A

    Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng.

  • B

    Tăng tính thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

  • C

    A và B đúng.

  • D

    A và B sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố trong bài viết.

Lời giải chi tiết :

 

Việc lồng ghép các phương thức biểu đạt trong bài viết đã làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

 

 

close