Trắc nghiệm bài Đại cáo bình Ngô - Phân tích Văn 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Câu thơ mang chính của đoạn thơ thứ nhất là gì?

  • A

    "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"

  • B

    "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

  • C

    "Núi sông bờ cõi đã chia"

  • D

    "Song hào kiệt đời nào cũng có"

Câu 2 :

Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là gì?

  • A

    Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt.

  • B

    Nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

  • C

    Tăng tính biểu cảm cho câu thơ.

  • D

    Cả A và B.

Câu 3 :

Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?

  • A

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán.

  • B

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

  • C

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ.

  • D

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

Câu 4 :

Tác giả có thái độ như thế nào khi tố cáo tội ác của giặc Minh?

  • A

    Nhân nhượng.

  • B

    Hài hòa, vui vẻ.

  • C

    Căm phẫn, tức giận.

  • D

    Chế giễu.

Câu 5 :

Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh mà tác giả đưa ra gồm:

  • A

    Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …

  • B

    Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …

  • C

    Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 6 :

Tác giả đã bày tỏ những điều gì khi hóa thân vào Lê Lợi?

  • A

    Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

  • B

    Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

  • C

    Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 7 :

Qua những điều tác giả diễn tả, Lê Lợi hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Là người bình dị.

  • B

    Là người hiền lành.

  • C

    Là người anh hùng.

  • D

    A và C.

Câu 8 :

Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào?

  • A

    Những thiếu thốn về quân trang.

  • B

    Những thiếu thốn về quân trang và lương thực.

  • C

    Thiếu thốn về vật chất và tinh thần.

  • D

    Những thiếu thốn về lương thực.

Câu 9 :

Điều gì đã giúp nghĩa quân vượt qua những khó khăn?

  • A

    Sự trợ giúp từ triều đình.

  • B

    Sự viện trợ từ các nước láng giềng.

  • C

    Tinh thần của quân và dân.

  • D

    Cả A và B.

Câu 10 :

Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công trong văn bản có gì đặc biệt?

  • A

    Nhịp điệu chậm rãi.

  • B

    Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm.

  • C

    Nhịp điệu vui mừng.

  • D

    Nhịp điệu hùng hồn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu thơ mang chính của đoạn thơ thứ nhất là gì?

  • A

    "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"

  • B

    "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

  • C

    "Núi sông bờ cõi đã chia"

  • D

    "Song hào kiệt đời nào cũng có"

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại câu thơ mang ý chính của toàn đoạn 1.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ mang ý chính của đoạn 1 là: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Câu 2 :

Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là gì?

  • A

    Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt.

  • B

    Nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

  • C

    Tăng tính biểu cảm cho câu thơ.

  • D

    Cả A và B.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý các câu văn biền ngẫu

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là: Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt, nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

Câu 3 :

Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?

  • A

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán.

  • B

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

  • C

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ.

  • D

    Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo.

Lời giải chi tiết :

- Những tư tưởng, chân lí khách quan được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo là:

+ Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Câu 4 :

Tác giả có thái độ như thế nào khi tố cáo tội ác của giặc Minh?

  • A

    Nhân nhượng.

  • B

    Hài hòa, vui vẻ.

  • C

    Căm phẫn, tức giận.

  • D

    Chế giễu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý đoạn thơ tố cáo tội ác của giặc.

Phân tích thái độ của tác giả khi tố cáo tội ác của giặc Minh.

Lời giải chi tiết :

Tác giả đã dùng thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng cùng giọng điệu đanh thép khi tố cáo tội ác của giặc Minh.

Câu 5 :

Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh mà tác giả đưa ra gồm:

  • A

    Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …

  • B

    Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …

  • C

    Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những hệ thống hình ảnh, cách nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù.

Lời giải chi tiết :

- Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh:

    + Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …

    + Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …

    + Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …

    + Bắt phu phen, phục dịch: bắt người “mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng”, …

    + Vơ vét của cải

    + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt

Câu 6 :

Tác giả đã bày tỏ những điều gì khi hóa thân vào Lê Lợi?

  • A

    Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

  • B

    Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

  • C

    Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

Lời giải chi tiết :

- Việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa:

+ Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

+ Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

+ Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

+ Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.

Câu 7 :

Qua những điều tác giả diễn tả, Lê Lợi hiện lên là người như thế nào?

  • A

    Là người bình dị.

  • B

    Là người hiền lành.

  • C

    Là người anh hùng.

  • D

    A và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

- Rút ra kết luận về con người Lê Lợi.

Lời giải chi tiết :

Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa.

Câu 8 :

Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào?

  • A

    Những thiếu thốn về quân trang.

  • B

    Những thiếu thốn về quân trang và lương thực.

  • C

    Thiếu thốn về vật chất và tinh thần.

  • D

    Những thiếu thốn về lương thực.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần văn bản.

- Chú ý những khó khăn mà nghĩa quân gặp phải.

Lời giải chi tiết :

- Nghĩa quân đã gặp những khó khăn:

+ Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít.

Câu 9 :

Điều gì đã giúp nghĩa quân vượt qua những khó khăn?

  • A

    Sự trợ giúp từ triều đình.

  • B

    Sự viện trợ từ các nước láng giềng.

  • C

    Tinh thần của quân và dân.

  • D

    Cả A và B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ phần văn bản.

- Chú ý những khó khăn mà nghĩa quân gặp phải và cách họ vượt qua.

Lời giải chi tiết :

Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

Câu 10 :

Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công trong văn bản có gì đặc biệt?

  • A

    Nhịp điệu chậm rãi.

  • B

    Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm.

  • C

    Nhịp điệu vui mừng.

  • D

    Nhịp điệu hùng hồn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công.

Lời giải chi tiết :

Ở đây, nhịp điệu câu văn trở nên hùng hồn, thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

close