Trắc nghiệm Bài 49. Quần xã sinh vật - Sinh 9

Đề bài

Câu 1 :

 Quần xã sinh vật là:

  • A

    Tập hợp các sinh vật cùng loài

  • B

    Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài

  • C

    Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài

  • D

    Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

Câu 2 :

Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  • A

    Một khu rừng

  • B

    Một hồ tự nhiên

  • C

    Một đàn chuột đồng

  • D

    Một ao cá

Câu 3 :

 Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:

  • A

    Tập hợp nhiều quần thể sinh vật

  • B

    Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

  • C

    Gồm các sinh vật trong cùng một loài

  • D

    Gồm các sinh vật khác loài

Câu 4 :

 Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

  • A

    Có số cá thể cùng một loài

  • B

    Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

  • C

    Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

  • D

    Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 5 :

Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A

    Số lượng các loài trong quần xã.

  • B

    Thành phần loài trong quần xã

  • C

    Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã

  • D

    Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 6 :

Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây:

  • A

    Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung

  • B

    Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung

  • C

    Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung

  • D

    Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

Câu 7 :

Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

  • A

    Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

  • B

    Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

  • C

    Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

  • D

    Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 8 :

Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

  • A

    Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

  • B

    Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

  • C

    Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

  • D

    Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu 9 :

Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:

  • A

    Độ đa dạng

  • B

    Độ nhiều

  • C

    Độ thường gặp

  • D

    Độ tập trung

Câu 10 :

Trong quần xã loài ưu thế là loài:

  • A

    Có số lượng ít nhất trong quần xã

  • B

    Có số lượng nhiều trong quần xã

  • C

    Phân bố nhiều nơi trong quần xã

  • D

    Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 11 :

Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

  • A

    Sự di trú của chim khi mùa đông về

  • B

    Gấu ngủ đông

  • C

    Cây phượng vĩ ra hoa

  • D

    Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

Câu 12 :

Hoạt động nào có chu kì mùa?

  • A

    Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối

  • B

    Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng

  • C

    Hoa phù dung sớm nở tối tàn

  • D

    Chim én di cư về phương Nam

Câu 13 :

Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:

  • A

    Sự cân bằng sinh học trong quần xã

  • B

    Sự phát triển của quần xã

  • C

    Sự giảm sút của quần xã

  • D

    Sự bất biến của quần xã

Câu 14 :

Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:

  • A

    Khống chế sinh học

  • B

    Cạnh tranh giữa các loài

  • C

    Hỗ trợ giữa các loài

  • D

    Hội sinh giữa các loài

Câu 15 :

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây

  • A

    Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ

  • B

    Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào

  • C

    Quần thể gà và quần thể châu chấu

  • D

    Quần thể cá chép và quần thể cá rô

Câu 16 :

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  • A

    Đảm bảo cân bằng sinh thái

  • B

    Làm cho quần xã không phát triển được

  • C

    Làm mất cân bằng sinh thái

  • D

    Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Quần xã sinh vật là:

  • A

    Tập hợp các sinh vật cùng loài

  • B

    Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài

  • C

    Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài

  • D

    Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Câu 2 :

Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  • A

    Một khu rừng

  • B

    Một hồ tự nhiên

  • C

    Một đàn chuột đồng

  • D

    Một ao cá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Lời giải chi tiết :

Một đàn chuột đồng không phải là quần xã sinh vật, mà là một quần thể.

Câu 3 :

 Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:

  • A

    Tập hợp nhiều quần thể sinh vật

  • B

    Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

  • C

    Gồm các sinh vật trong cùng một loài

  • D

    Gồm các sinh vật khác loài

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Lời giải chi tiết :

Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật.

Câu 4 :

 Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

  • A

    Có số cá thể cùng một loài

  • B

    Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

  • C

    Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

  • D

    Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Lời giải chi tiết :

Quần xã là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật còn quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.

Câu 5 :

Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A

    Số lượng các loài trong quần xã.

  • B

    Thành phần loài trong quần xã

  • C

    Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã

  • D

    Số lượng và thành phần loài trong quần xã

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quần xã có những đặc trưng cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.

Câu 6 :

Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây:

  • A

    Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung

  • B

    Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung

  • C

    Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung

  • D

    Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở các chỉ số độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.

Câu 7 :

Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

  • A

    Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

  • B

    Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

  • C

    Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

  • D

    Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

Câu 8 :

Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

  • A

    Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

  • B

    Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

  • C

    Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

  • D

    Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ nhiều của quần xã thể hiện ở mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã.

Câu 9 :

Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:

  • A

    Độ đa dạng

  • B

    Độ nhiều

  • C

    Độ thường gặp

  • D

    Độ tập trung

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ thường gặp thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã.

Câu 10 :

Trong quần xã loài ưu thế là loài:

  • A

    Có số lượng ít nhất trong quần xã

  • B

    Có số lượng nhiều trong quần xã

  • C

    Phân bố nhiều nơi trong quần xã

  • D

    Có vai trò quan trọng trong quần xã

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 11 :

Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

  • A

    Sự di trú của chim khi mùa đông về

  • B

    Gấu ngủ đông

  • C

    Cây phượng vĩ ra hoa

  • D

    Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng là hoạt động có chu kì ngày- đêm.

Câu 12 :

Hoạt động nào có chu kì mùa?

  • A

    Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối

  • B

    Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng

  • C

    Hoa phù dung sớm nở tối tàn

  • D

    Chim én di cư về phương Nam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chim én di cư về phương Nam hoạt động chu kì mùa.

Câu 13 :

Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:

  • A

    Sự cân bằng sinh học trong quần xã

  • B

    Sự phát triển của quần xã

  • C

    Sự giảm sút của quần xã

  • D

    Sự bất biến của quần xã

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường gọi là sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 14 :

Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:

  • A

    Khống chế sinh học

  • B

    Cạnh tranh giữa các loài

  • C

    Hỗ trợ giữa các loài

  • D

    Hội sinh giữa các loài

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là Khống chế sinh học.

Câu 15 :

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây

  • A

    Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ

  • B

    Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào

  • C

    Quần thể gà và quần thể châu chấu

  • D

    Quần thể cá chép và quần thể cá rô

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm.

Lời giải chi tiết :

Giữa quần thể gà và quần thể châu chấu có thể xảy ra khống chế sinh học vì châu chấu là thức ăn của gà.

Câu 16 :

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  • A

    Đảm bảo cân bằng sinh thái

  • B

    Làm cho quần xã không phát triển được

  • C

    Làm mất cân bằng sinh thái

  • D

    Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã đảm bảo cho cân bằng sinh thái.

close