Trắc nghiệm Bài 25. Thường biến - Sinh 9

Đề bài

Câu 1 :

Thường biến là:

  • A

    Sự biến đổi xảy ra trên NST .

  • B

    Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

  • C

    Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

  • D

    Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Câu 2 :

 Nguyên nhân gây ra thường biến là:

  • A

    Tác động trực tiếp của môi trường sống.

  • B

    Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.

  • C

    Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.

  • D

    Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.

Câu 3 :

 Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

  • A

    Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.

  • B

    Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.

  • C

    Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.

  • D

    Sự biến đổi màu hoa theo pH đất

Câu 4 :

Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

  • A

    Cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.

  • B

    Củ su hào nhỏ do sâu bệnh

  • C

    Xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.

  • D

    Lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Câu 5 :

Thường biến có thể xảy ra khi:

  • A

    cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết.

  • B

    cơ thể còn non cho đến lúc chết .

  • C

    mới là hợp tử .

  • D

    còn là bào thai .

Câu 6 :

Thường biến xảy ra mang tính chất:

  • A

    Riêng lẻ, cá thể và không xác định.

  • B

    Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

  • C

    Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

  • D

    Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 7 :

 Ý nghĩa của thường biến là:

  • A

    Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.

  • B

    Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.

  • C

    Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

  • D

    Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Câu 8 :

 Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

  • A

    Xảy ra đồng loạt và xác định.

  • B

    Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.

  • C

    Kiểu hình của cơ thể thay đổi.

  • D

    Do tác động của môi trường sống.

Câu 9 :

Nội dung nào sau đây không đúng?

  • A

    Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.

  • B

    Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.

  • C

    Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.

  • D

    Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 10 :

Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

  • A

    số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.

  • B

    số hạt trên bông của một giống lúa.

  • C

    số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lợn.

  • D

    tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.

Câu 11 :

Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:

  • A

    các biện pháp và kỹ thuật sản xuất.

  • B

    một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng

  • C

    năng suất thu được.

  • D

    điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng.

Câu 12 :

Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố nào là quan trọng hơn?

  • A

    Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .

  • B

    Giống cây trồng và vật nuôi .

  • C

    Điều kiện khí hậu.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thường biến là:

  • A

    Sự biến đổi xảy ra trên NST .

  • B

    Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

  • C

    Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

  • D

    Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Câu 2 :

 Nguyên nhân gây ra thường biến là:

  • A

    Tác động trực tiếp của môi trường sống.

  • B

    Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.

  • C

    Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.

  • D

    Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thường biến là do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống.

Câu 3 :

 Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

  • A

    Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.

  • B

    Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.

  • C

    Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.

  • D

    Sự biến đổi màu hoa theo pH đất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự biến đổi màu màu hoa theo pH đất là thường biến.

Câu 4 :

Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

  • A

    Cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.

  • B

    Củ su hào nhỏ do sâu bệnh

  • C

    Xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.

  • D

    Lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bệnh loạn sắc ở người không phải là thường biến

Câu 5 :

Thường biến có thể xảy ra khi:

  • A

    cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết.

  • B

    cơ thể còn non cho đến lúc chết .

  • C

    mới là hợp tử .

  • D

    còn là bào thai .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Lời giải chi tiết :

Thường biến có thể xảy ra khi cơ thể còn non cho đến lúc chết.

Câu 6 :

Thường biến xảy ra mang tính chất:

  • A

    Riêng lẻ, cá thể và không xác định.

  • B

    Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

  • C

    Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

  • D

    Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định

Câu 7 :

 Ý nghĩa của thường biến là:

  • A

    Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.

  • B

    Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.

  • C

    Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

  • D

    Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thường biến Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

Câu 8 :

 Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

  • A

    Xảy ra đồng loạt và xác định.

  • B

    Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.

  • C

    Kiểu hình của cơ thể thay đổi.

  • D

    Do tác động của môi trường sống.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thường biến xảy ra đồng loạt và xác định còn đột biến xảy ra ngẫu nhiên, lẻ tẻ và không có hướng.

Câu 9 :

Nội dung nào sau đây không đúng?

  • A

    Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.

  • B

    Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.

  • C

    Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.

  • D

    Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai, Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào kiểu gen

Câu 10 :

Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

  • A

    số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.

  • B

    số hạt trên bông của một giống lúa.

  • C

    số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lợn.

  • D

    tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

Câu 11 :

Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:

  • A

    các biện pháp và kỹ thuật sản xuất.

  • B

    một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng

  • C

    năng suất thu được.

  • D

    điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong sản xuất, con người quan tâm đến các sản phẩm được thu hoạch.

Lời giải chi tiết :

Trong sản xuất, kiểu hình được hiểu năng suất thu được.

Câu 12 :

Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố nào là quan trọng hơn?

  • A

    Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .

  • B

    Giống cây trồng và vật nuôi .

  • C

    Điều kiện khí hậu.

  • D

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Việc cải thiện các yếu tố về kiểu gen và môi trường có thể tạo ra kiểu hình tốt nhất.

Lời giải chi tiết :

Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố giống cây trồng và vật nuôi và kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi là quan trọng hơn.

close