Trắc nghiệm Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Sinh 9

Đề bài

Câu 1 :

Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

  • A

    Sao mã

  • B

    Tự sao

  • C

    Dịch mã

  • D

    Khớp mã

Câu 2 :

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

  • A

    Trong nhân tế bào

  • B

    Trên phân tử ADN

  • C

    Trên màng tế bào

  • D

    Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu 3 :

Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

  • A

    Ribônuclêôtit     

  • B

    Axitnuclêic    

  • C

    Axit amin

  • D

    Các nuclêôtit

Câu 4 :

Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

  • A

    mARN.

  • B

    tARN.

  • C

    ADN.

  • D

    Ribôxôm.

Câu 5 :

Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

  • A

    tARN

  • B

    ADN

  • C

    mARN

  • D

    rARN

Câu 6 :

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện

  • A

    mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất

  • B

    hình thành ribôxôm

  • C

    hình thành liên kết peptit

  • D

    ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu

Câu 7 :

Khi nào quá trình dịch mã dừng lại

  • A

    Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit

  • B

    Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN

  • C

    Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN

  • D

    Khi không còn axit amin tự do

Câu 8 :

Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

  • A

    Tạo ra phân tử mARN mới.

  • B

    Tạo ra phân tử tARN mới.

  • C

    Tạo ra phân tử rARN mới.

  • D

    Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Câu 9 :

Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là:

  • A

    3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.

  • B

    1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. 

  • C

    2 nuclêôtít ứng vối 1 axít amin.

  • D

    1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin.

Câu 10 :

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

  • A

    Nguyên tắc bổ sung;

  • B

    Nguyên tắc khuôn mẫu; 

  • C

    Nguyên tắc bán bảo toàn;

  • D

    Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Câu 11 :

Nội dung nào dưới đây là không đúng?

  • A

    Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

  • B

    Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

  • C

    Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

  • D

    Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 12 :

Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?

  • A

    Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.

  • B

    mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

  • C

    Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.

  • D

    Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.

Câu 13 :

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

  • A

    Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

  • B

    Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.

  • C

    Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

  • D

    Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu 14 :

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:

  • A

    trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

  • B

    sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.

  • C

    khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.

  • D

    Cả A, B và C.

Câu 15 :

Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là gì?

  • A

    Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. 

  • B

     Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. 

  • C

    Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.

  • D

    Prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Câu 16 :

 Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:

  • A

    Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ

  • B

    ADN của con giống với ADN của bố mẹ

  • C

    mARN của con giống với mARN của bố mẹ

  • D

    Protêin của con giống với protêin của bố mẹ

Câu 17 :

Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do

  • A

    bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau

  • B

    chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

  • C

    cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.

  • D

    có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

  • A

    Sao mã

  • B

    Tự sao

  • C

    Dịch mã

  • D

    Khớp mã

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là dịch mã (giải mã)

Tự sao là quá trình nhân đôi

Sao mã là quá trình tổng hợp ARN

Câu 2 :

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

  • A

    Trong nhân tế bào

  • B

    Trên phân tử ADN

  • C

    Trên màng tế bào

  • D

    Tại ribôxôm của tế bào chất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra tại ribôxôm của tế bào chất.

Câu 3 :

Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

  • A

    Ribônuclêôtit     

  • B

    Axitnuclêic    

  • C

    Axit amin

  • D

    Các nuclêôtit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là axit amin.

Câu 4 :

Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

  • A

    mARN.

  • B

    tARN.

  • C

    ADN.

  • D

    Ribôxôm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ADN

Câu 5 :

Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?

  • A

    tARN

  • B

    ADN

  • C

    mARN

  • D

    rARN

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin, mARN có vị trí để riboxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã.

Câu 6 :

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện

  • A

    mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất

  • B

    hình thành ribôxôm

  • C

    hình thành liên kết peptit

  • D

    ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu

Câu 7 :

Khi nào quá trình dịch mã dừng lại

  • A

    Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit

  • B

    Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN

  • C

    Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN

  • D

    Khi không còn axit amin tự do

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình dịch mã sẽ kết thúc khi riboxom gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN (1 trong 3 bộ ba kết thúc)

Câu 8 :

Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

  • A

    Tạo ra phân tử mARN mới.

  • B

    Tạo ra phân tử tARN mới.

  • C

    Tạo ra phân tử rARN mới.

  • D

    Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kết thúc dịch mã tạo ra chuỗi polipeptit mới.

Câu 9 :

Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là:

  • A

    3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.

  • B

    1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. 

  • C

    2 nuclêôtít ứng vối 1 axít amin.

  • D

    1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

3 nucleotit trên mARN quy định 1 axit amin 

Câu 10 :

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào?

  • A

    Nguyên tắc bổ sung;

  • B

    Nguyên tắc khuôn mẫu; 

  • C

    Nguyên tắc bán bảo toàn;

  • D

    Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu (khuôn mẫu mARN) và nguyên tắc bổ sung (giữa codon và anticodon)

Câu 11 :

Nội dung nào dưới đây là không đúng?

  • A

    Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

  • B

    Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

  • C

    Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

  • D

    Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, tách thành 2 tiểu phần (lớn và bé).

Câu 12 :

Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?

  • A

    Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.

  • B

    mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

  • C

    Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.

  • D

    Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A sai vì mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

C sai vì mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp một loại prôtêin

D sai vì mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một loại mARN

Câu 13 :

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

  • A

    Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

  • B

    Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.

  • C

    Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

  • D

    Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng

Theo trình tự truyền thông tin di truyền từ gen biểu hiện thành tính trạng.

Câu 14 :

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:

  • A

    trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

  • B

    sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.

  • C

    khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.

  • D

    Cả A, B và C.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là: trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

Câu 15 :

Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là gì?

  • A

    Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. 

  • B

     Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. 

  • C

    Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.

  • D

    Prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bản chất mối liện hệ giữa protein và tính trạng: Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

Câu 16 :

 Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do:

  • A

    Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ

  • B

    ADN của con giống với ADN của bố mẹ

  • C

    mARN của con giống với mARN của bố mẹ

  • D

    Protêin của con giống với protêin của bố mẹ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính trạng do protein tạo ra, sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do protein của con giống với protêin của bố mẹ

Câu 17 :

Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do

  • A

    bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau

  • B

    chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

  • C

    cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.

  • D

    có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit do đó prôtêin mà chúng tổng hợp ra khác nhau, quy định các tính trạng khác nhau.  

close